Hướng dẫn úm gà con mới nở

Posted by

Video vacxin cho gà con mới nở

Khuyến cáo: Phải phòng bệnh thôi, khi bị bệnh rồi dù có điều trị khỏi bà con cũng tổn thất ít nhiều về mặt tiền bạc, gà còi cọc chậm lớn.

Trước đây bà con nuôi ít, gà có thể tự kiếm ăn từ cỏ, giun dế, lá cây trong vườn, các phụ phế phẩm nông nghiệp, đầu cá, phụ phẩm khi làm thịt gà, trong vườn, gà ít được ở môi trường sạch nên ít bệnh. Bà con nuôi kinh tế, số lượng nhiều hơn thì phải bổ sung các chất dinh dưỡng, kèm theo bột đậm đăc, gà mới mau lớn ít bệnh.

Cần làm gì trước 1 tuần khi mua gà về úm

– Trước 1 tuần nhận gà con về úm, chuẩn bị tấm, bắp không bị mốc, mối mọt, đem xay nhuyễn, mua bóng đèn, dây điện, đèn bão trong trường hợp cúp điện.

– Quây úm cao 50cm, được che bằng bao tận dụng giấy dầu, bằng tre, không được dùng bao xi măng, bao tận dụng nếu dùng phải được giặt sạch, phơi khô. Đường kính quây úm 2,5m/300 con tùy theo mùa (1 bóng đèn tròn. 75 W, 3 máng uống, 3 máng ăn), không dùng bóng có công suất lớn, tốt hơn nên dùng bóng đèn hồng ngoại. Không được đậy kín phía trên quây úm mà dùng lưới thép, tre đan, hay mua loại lưới nhựa rẻ tiền về để che, tránh mèo chuột vào phá.

– Dọn rữa vệ sinh thật sạch bằng vòi nước áp lực, để khô, tưới nước vôi nóng lên nền, tường chuồng heo bỏ trống, để 2 ngày, quét sạch bù hóng, mạng nhện, cạo sạch xung quanh nền.

– 2 tuần đầu sưởi liên tục, 2 tuần kế tiếp chỉ sưởi ban đêm.

Lưu ý:

– Bảo quản vắc xin ở ngăn mát, vắc xin sử dụng ngay 2 h sau khi pha loãng, tem nhãn nguyên vẹn , lọ có bị nứt hay không, màu sắc lạ, lắc đều kiểm tra tính đồng nhất., nút cao su cũng phải được tiệt trùng.

– Vắc xin cho gà đang bị bệnh, bệnh phát ra sớm hơn, nặng hơn.

– Vắc xin lasota dạng nhiệt (dạng nước), không cần pha chế nước sinh lý.

– Vắc xin newcastle hệ M loại 20 liều, 0,5ml/con sau khi pha nước sinh lý, sử dụng trên 2 tháng tuổi. tiêm dưới da sau cổ cổ, tiêm bắp đùi.

Tham Khảo Thêm:  Trứng vịt

– Vacxin newcatstle chịu nhiệt, bảo quản ở nhiệt độ thường, râm mát.

– 1 tuần tuổi đến 3 tuần tuổi pha để nhỏ mắt, nhỏ mũi, dùng 20ml nước sinh lý đã làm mát, pha vào lọ 100liều, sau đó dùng 2ml pha vào để tráng vắc xin.

– Pha để cho gà uống, dùng nước cất sinh lý pha loãng cho đủ 10ml cho 100 con gà.pha văcxin này cho gà uống tính 10-15ml cho1 con tùy theo nhiệt độ môi trường.

– Trấu được phun thuốc sát trùng, đảo đều bằng dung dịch Focmon 2%, phơi dưới nắng to 2 ngày trước khi làm đệm lót. Lớp đệm lót dày từ 5-10 cm

– Khu vực quây úm sạch sẽ, hạn chế người xem nhất là những người hay tiếp xúc với gà, tiếng động, tránh gần chuồng bò, chuồng heo, chuồng vịt, tránh xa gà thịt đã lớn. Nên đặt máng nước khử trùng trước khu vực úm. Nên úm trong nhà bếp, nhà ngang, tránh mưa gió, chuồng heo đã bỏ, nhà hoang, kho tránh mèo, chuột cắn chết gà con.

– Xung quanh khu vực quây úm cũng phải được phun thuốc khử trùng

Chuẩn bị môi trường úm như vậy chắc chắn sẽ thành công!

Làm gì khi gà giống sắp về

– Bật bóng đèn 2 giờ trước khi gà về cho chuồng ấm.

– Gà úm bị nóng rất dễ xử lý, nếu gà úm bị lạnh trong tuần đầu tiên sẽ cảm lạnh, ủ rũ, xệ cánh, ăn ít, hệ tiêu hóa kém, dễ bị thương hàn, phân trắng, còi cọc chậm lớn

– Pha khoảng 1 lít nước đun sôi để nguội/ 100 con cho gà con để sẵn trong chuồng (Oxytetracylin 1g/1lít nước + Vitamin C 0,5g/ 1lít nước+dường Gluco 1 muỗng canh 50g/ 1 lít nước). Loại bỏ những con gà dị tật, yếu, hở rốn, lông ướt

– Sau khi cho uống nước cho gà nghỉ ngơi 2 giờ trước khi cho ăn, đổ hết nước còn thừa sau 2 tiếng, thay bằng nước sạch

– 1-3 ngày đầu cho ăn tấm và bắp xay nhuyễn, (nên lót giấy báo thấm nước để cho ăn nếu úm trên lồng). Gà tản ra xa bóng đèn, nóng quá tắt bớt bóng đèn, hoặc đưa bóng đèn lên cao. Gà chụm lại gà bị lạnh rất nguy hiểm thêm bóng đèn. Gà tản ra đều xung quanh là được. Thăm gà thường xuyên, cho gà ăn 8-10lần/ ngày đêm để phát hiện kịp thời sự cố.

– Mua vắc xin nội dịch tả Việt Nam tại quầy thú y uy tín.

Tham Khảo Thêm:  Cho heo nái ăn gì để có nhiều sữa trong thời kỳ tiết sữa?

– Ngày thứ 4 trộn thức ăn bắp cám+ cám công nghiệp, thay đổi thức ăn từ từ bằng cám công nghiệp, không trộn oxytetracylin vào thành phần nước uống

– Quan sát gà thực sự khỏe mạnh, không ũ rũ, không sốt, co rút, nhanh nhẹn, ăn uống bình thường mới làm vắc xin, chiều mát vắc xin Newcastle hệ K(dịch tả) lần 1cho gà( hoặc dùng lasota dạng nhiệt không cần pha chế), pha 1 chai 100 liều với với 10cc nước sinh lý, nhỏ 3 giọt vào mắt, và 2 mũi (nên pha thử bằng nước sạch bằng tỉ lệ như trên, rồi tính số lượng giọt trên mỗi con, sao cho chai 100 liều, nhỏ được 98 con là tốt.)

– Ngày 5-6 vẫn cho uống bình thường nước gồm 2 thành phần như trên (không có thuốc kháng sinh), ngày cho uống 3 lần, rửa thật kỹ thay bằng nước sạch sau khi cho uống thuốc bổ 2giờ.

– Ngày 7, vắc xin ngừa Gumboro,( không dùng kháng sinh trong nước uống), nhỏ mắt mũi hoặc cho uống. Không được để vắc xin rơi vãi ra ngoài, dọn dẹp cẩn thận, không sử dụng đồng thời vắc xin Gum với các loại vắc xin khác

– Ngày 7-9 không trộn Kháng sinh vào nước uống

– Nới cốt quây dần dần

– Ngày 10, pha lọ vắc xin 100 liều với 1ml nước sinh lý, lắc đều. Chiều mát vắc xin Bệnh đậu (xuyên cánh) bằng kim chủng đậu hoặc kim máy may( mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1cm ), kim được sát trùng bằng nước sôi 5-10 phút, ngâm kim vào nước đá trước khi xuyên cánh gà. Ngày thứ 5 kiểm tra lại thấy vết chủng đậu sưng đỏ, hạt trắng là thành công, nếu không phải chủng lại, khi chủng không được đâm vào mạch máu.

– Ngày thứ 11 đến ngày 13 pha (đường+ men tiêu hóa+vitamin) cho gà uống 3 lần 1 ngày.

Ngày thứ 14 đến ngày thứ 18, trộn kháng sinh Neomycin vào thức ăn, 1g/1kg thức ăn trộn đều.

Ngày thứ 18 đến ngày thứ 21 không được pha kháng sinh trong nước uống, thức ăn.

– Ngày 21 dịch tả lần 2, Vắc xin Lasota pha cho uống, có hiệu quả kéo dài 3 tháng nếu vắc xin được bảo quản tốt, lọ 100 liều đông khô, pha với 0,5 lít nước sạch, không pha kháng sinh và cho nhịn uống từ 1-2 giờ, bố trí máng uống đầy đủ để gà uống đủ vacxin, sau 2 giờ thu gom máng uống rửa sạch bằng nước sôi, cho uống 5ml/con

– Ngày 24 chủng Gumboro lần 2, để 2 ngày sau mới cho ra vườn, làm quen từ từ, nhỏ mắt mũi, hoặc cho uống

Tham Khảo Thêm:  Nuôi gà chọi sinh sản ít vốn, lãi cao

– Bà con yên tâm về phòng bệnh nhé

Lưu ý

– Vắc xin không được sử dụng lại

– Vườn đảm bảo 0,5m2/con, cỏ, bóng mát, gieo bắp trước khi thả ra vườn

– Kháng sinh không dùng ban đêm, bổ sung men tiêu hóa, giải độc gan thận, sau khi uống kháng sinh.

Lượng tiêu thụ thức ăn:

Gà 1 tuần tuổi 15g/ngày

Gà 2 tuần tuổi 20g/ngày

Gà 3 tuần tuổi 40g/ngày

Gà 4 tuần tuổi 55g/ngày

Mở nhạc cho gà nghe , mật độ nuôi thích hợp gà đỡ bị stress.

Gà 14 ngày gà thường hay cắn mổ đít nhau, lôi ruột nhau, mua thuốc xanh về bôi, chuẩn bị chuồng trống để nhốt riêng gà bị cắn lúc 15-20 ngày,

Khi nhỏ vắc xin, Chờ cho vắc xin lan ra mắt mũi rồi mới thả ra, không sử dụng kết hợp vắc xin Gum với các loại vắc xin khác

Khi pha vắc xin có sự tương đồng về nhiệt độ tránh gây stress cho virus vắc xin

– Ngoài nguyên nhân quá nóng, quá chật, quá sáng, thức ăn thiếu khoáng, thiếu nước uống gây ra hiện tượng mổ cắn nhau, thì những con bị dị tật què quăt, những con đã bị mổ, lòi dom đỏ, vết máu đỏ cũng là tác nhân kích thích mổ cắn nhau.

Vắc xin được bảo quản ở tủ lạnh 2-8 0C, cần có thời gian cho virus hoạt hóa ít nhất 30 phút ở nhiệt độ môi trường trước khi sử dụng.

– Nếu úm gà trên lồng, 2 tuần bắt đầu cho xuống nền trấu

– Không dùng kháng sinh ít nhất 3 ngày trước và sau khi tiêm vắc xin

– Lắc nhẹ vắc xin trước khi sử dụng

– Nhỏ vắc xin mắt nọ mũi kia

– Làm nước tỏi cho gà uống:

– 100g tỏi tươi đâm xay nhuyễn + 10 lít nước sạch, dùng vải sạch lọc lấy nước cho gà uống, pha xong sử dụng ngay với liều lượng 25ml/con (gà từ 7ngày đến dưới 2 tháng tuổi), liều lượng 50ml/con (gà trên 2 tháng tuổi), 2 ngày uống 1 lần, ngày uống 2 lần vào lúc trời mát, sau khi cho gà ăn. 1000 gà tiêu tốn 4,2 kg tỏi

– Úm gà từ 30-50 con/m2, sau 2 tuần phải nới vây úm

– Mọi sự thay đổi về việc uống kháng sinh đều làm ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin.

– Nếu có bất kỳ sự thay đổi về lịch tiêm vác xin do gà bị ốm. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Kính chúc Bà con thắng lợi trong nghề chăn nuôi!