Viêm đa khớp không còn là bệnh lý quá hiếm gặp. Ở Việt Nam, cứ 100 người mắc bệnh về xương khớp thì có tới 20 người bị viêm đa khớp (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec). Đáng quan ngại hơn, bệnh viêm đa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy, trang bị cho mình những kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu viêm đa khớp, thăm khám và chữa trị kịp thời.
1. Viêm đa khớp là gì?
Viêm đa khớp là tình trạng viêm, đau ở 4 hoặc nhiều khớp hơn trên cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, khả năng thực hiện công việc hàng ngày bởi việc vận động thường xuyên sẽ khiến các cơn đau dữ dội hơn.
Bạn đang xem: Viêm đa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
Có thể bạn quan tâm: > Viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách chữa trị > Tìm hiểu triệu chứng của bệnh viêm khớp gối > Viêm xương khớp vào ban đêm do đâu?
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đa khớp
Các triệu chứng viêm đa khớp tương tự như triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Cụ thể, các biểu hiện điển hình viêm đa khớp bao gồm:
- Đau nhiều khớp, dữ dội hơn khi vận động nhiều, vận động quá mức.
- Cứng khớp. Khó cử động khớp vào buổi sáng, có thể kéo dài trên 1 tiếng.
- Sưng đỏ, nóng vùng khớp.
Ngoài ra, bệnh viêm đa khớp còn có một số dấu hiệu khác như:
- Phát ban
- Sốt
- Sưng hạch bạch huyết
- Chán ăn, người mệt mỏi và thiếu năng lượng, suy nhược, sụt cân bất thường…
Với bệnh viêm đa khớp dạng thấp còn có một triệu chứng khá đặc biệt, đó là tính đối xứng. Chẳng hạn như, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở bàn tay trái thì bàn tay phải cũng mắc tình trạng này. Tương tự, tính đối xứng này cũng xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể.
3. Nguyên nhân gây viêm đa khớp
Xem thêm : Cách nhận biết trứng gà có trống sau 5 ngày ấp
Viêm đa khớp thường do rối loạn hệ miễn dịch gây ra (hệ miễn dịch tấn công vào các khớp, chủ yếu do di truyền). Các bệnh tự miễn liên quan đến viêm đa khớp có thể kể đến như: Viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus, viêm khớp Juvenile, bệnh Gout, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp phản ứng. Ngoài ra, viêm đa khớp cũng có thể do:
- Nhiễm trùng Parvovirus, virus viêm gan, virus Ross River, sởi và HIV.
- Mắc bệnh nhiễm trùng như bệnh Whipple, bệnh lao, bệnh Lyme, bệnh Well.
- Viêm mạch máu hoặc viêm khớp tế bào.
- Do các bệnh nội tiết.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm đa khớp:
- Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ viêm đa khớp càng tăng.
- Giới tính: Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ mắc viêm đa khớp cao hơn so với nam.
- Di truyền: Người có tiền sử gia đình có người thân bị viêm đa khớp sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đa khớp
Viêm đa khớp nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng, dẫn đến nhiều biến chứng như cứng khớp, dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp; gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Không chỉ vậy, biến chứng nguy hiểm hơn của viêm đa khớp là có thể gây bại liệt, tàn phát suốt đời.
Ngoài ra, bệnh viêm đa khớp còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan, bộ phận khác của cơ thể như phổi (khó thở, ho mãn tính), mắt (khô mắt, viêm lòng trắng mắt), da (phát ban), tim (suy tim, đau tim)…
5. Bệnh viêm đa khớp có chữa được không?
Viêm đa khớp có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi việc đối mặt với những cơn đau nhức do viêm đa khớp luôn là nỗi ám ảnh, đó là chưa kể những biến chứng nguy hiểm đi kèm.
Nếu người bệnh thăm khám sớm, điều trị đúng cách, bệnh viêm đa khớp có thể được cải thiện đáng kể. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa hình thành tổn thương khác tại khớp, hạn chế các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
6. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp
Xem thêm : Cách chọn gà chọi đá hay
Những phương pháp chữa trị viêm đa khớp có thể kể đến như:
6.1. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc sau có thể giảm đau và giảm viêm khớp, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:
- Thuốc giảm đau: Có tác dụng giảm đau, không kháng viêm như Paracetamol.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc chứa Ibuprofen, Naproxen và Diclofenac…
- Thuốc chống thấp khớp (DMARD): Điều trị viêm khớp dạng thấp, ví dụ như Methotrexate.
- Thuốc sinh học: Thuốc giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch để giảm viêm.
- Corticosteroid: Giúp kiểm soát tình trạng viêm và giảm đau. Chỉ nên dùng Corticosteroid trong thời gian ngắn, nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Ngoài thuốc Tây, cũng có nhiều trường hợp áp dụng cách chữa viêm đa khớp bằng Đông y. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng nên tuân thủ đúng chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc để tránh những tác động xấu đến sức khỏe.
> Có thể bạn quan tâm: Tác hại khôn lường khi lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp
6.2. Phẫu thuật
Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh. Phẫu thuật tồn tại nhiều rủi ro, vì vậy người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ nên áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
6.3. Điều trị viêm đa khớp không dùng thuốc
Áp dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp vật lý trị liệu, chườm nóng hoặc lạnh… là cách giúp giảm đáng kể các cơn đau do viêm đa khớp. Bác sĩ Wade Brackenbury – Phòng khám ACC chia sẻ: “Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic được áp dụng phổ biến tại Mỹ và nhiều nước phương Tây khác để chữa lành cơn đau xương khớp mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật”.
Chiropractic – Với các động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ sẽ tác động một lực chính xác vào các cấu trúc xương khớp sai lệch đưa chúng về đúng vị trí vận động vốn có. Nhờ đó, giúp giải phóng chèn ép trên các dây thần kinh gây đau; đồng thời kích hoạt quá trình làm lành tổn thương của cơ thể,
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức