Nguyên nhân
- Gà bị gục đầu là bệnh gì? Vì sao gà mắc bệnh nghẹo đầu?
- (Cập nhật) Bảng giá gà giống hôm nay 12/12/2023 mới nhất
- Gà trống có đẻ trứng không? Giải thích trứng gà trống từ chuyên gia
- Tổng hợp các loại thức ăn dành cho tắc kè tốt nhất khi nuôi nhốt
- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CHẬM LÊN GIỐNG TRÊN HEO NÁI.
Do sợi nấm ký sinh trên da, chủ yếu 3 chủng nấm Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton gây ra. Nguyên nhân làm xuất hiện bệnh là do thỏ giống đã mang sẵn mầm bệnh hoặc người nuôi tiếp xúc với môi trường có nấm ở trại khác, sau đó không vệ sinh sát khuẩn trước khi vào trại nuôi của gia đình. Điều này khiến mầm bệnh lọt vào trại nuôi của gia đình và lây lan cho toàn đàn.
Bạn đang xem: Thông tin kĩ thuật – PHÒNG TRỊ BỆNH NẤM DA TRÊN THỎ
Đặc điểm dịch tễ
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ môi trường tăng cao, ở nơi thiếu ánh sáng. Bệnh có thể gây hại trên tất cả giai đoạn phát triển của thỏ, nhưng chủ yếu là trên thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa. Bệnh có thể lây lan sang người.
Triệu chứng
Tùy thuộc vào các giống, cơ địa, độ tuổi của thỏ mà tình trạng nấm của mỗi con khác nhau. Biểu hiện đầu tiên, dễ thấy nhất là thỏ bị rụng lông. Lớp lông bị rụng có thể lốm đốm hoặc theo mảng tròn. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ tròn màu trắng ở vị trí mí mắt và tai. Từ những chấm nhỏ sẽ lan rộng thành nhiều vùng màu trắng tròn và nhỏ như cúc áo, đồng xu. Nếu nặng có thể lan ra nhiều vùng da khác như phần đầu, 4 chân, đùi, bụng cũng như 2 bên sườn, thậm chí toàn thân của thỏ. Nếu không được cách ly và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan rất nhanh sang những con thỏ khác trong chuồng.
Thông thường, các tổn thương bắt đầu xung quanh đầu và lan xuống chân và bàn chân, cụ thể hơn là đến các giường móng chân. Vết thương nổi lên, hình tròn và ban đỏ. Nó cho thấy các lớp vảy khô, ít hoặc không ngứa và rụng lông từng mảng. Mô dưới lớp vỏ thường có biểu hiện viêm và các nang lông có biểu hiện áp xe, là kết quả thứ cấp của sự xâm nhập của vi khuẩn. Ban đầu là vết nhỏ sau đó lây lan và phát triển nhanh làm cho thỏ bị trụi lông, gầy yếu.
Xem thêm : Đà điểu ăn gì? Những lưu ý đối với khẩu phần ăn của đà điểu
Điều trị
Bệnh nấm da ở thỏ không nguy hiểm nhưng rất khó điều trị. Tỷ lệ tái phát cao nếu không có phác đồ điều trị đúng, điều trị toàn bộ và vệ sinh, sát trùng chuồng trại một cách triệt để. Khi phát hiện thỏ nhiễm bệnh, cần tách riêng những con thỏ bị bệnh ra khỏi đàn. Cắt sạch lông vùng bị nấm, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó tẩy uế chuồng nuôi và môi trường xung quanh bằng thuốc sát trùng 3 lần/tuần.
Dùng Vime – Iodine 10% vệ sinh hết vùng da bị nấm 1 lần/ngày/5 ngày liền. Sau đó, sử dụng thuốc Vimectin 0,3% để tiêm dưới da với liều 1 ml/12 -15 kg thể trọng. Tiếp theo, cần dùng thuốc trị nấm bôi lên vùng da bệnh liên tục 4 – 5 ngày (1 lần/ngày). Phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt trong phòng trị bệnh nấm da thỏ. Cùng đó, bổ sung thêm Vitamin C + B1 và ADE để tăng sức đề kháng cho thỏ. Đồng thời cho thỏ uống thuốc giải độc gan thận.
Phòng bệnh
Chọn mua con giống tại những cơ sở uy tín, chất lượng, đảm bảo không bị bệnh nấm. Sau khi mua giống về, nên nuôi cách ly chúng với các chuồng thỏ cũ để hàng ngày tiện theo dõi sức khỏe của từng con. Sau vài tuần nếu không phát hiện bất thường có thể nhập đàn.
Nuôi nhốt thỏ với mật độ hợp lý. Đảm bảo khoảng cách giữa các dãy chuồng từ 1 m trở lên tùy thuộc vào kiểu chuồng kín hay chuồng hở.
Tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh: Chuồng nuôi cần đảm bảo thông thoáng (tốt nhất nên làm kiểu chuồng kín có hệ thống làm mát không khí và quạt hút), cần được tăng cường ánh sáng và hạn chế độ ẩm. Đáy lồng chuồng phải có gỗ lót hút ẩm, lồng chuồng làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, bề mặt nhẵn bóng, không ngấm nước như inox, thép không gỉ…; Nên làm máng uống nước tự động để đảm bảo vệ sinh, tránh rơi vãi làm ướt lông thỏ và ướt nền chuồng; Dùng các biện pháp xử lý chất thải phù hợp như bể biogas, đệm lót sinh học… Để hạn chế nắng nóng vào mùa hè, cần sử dụng rơm rạ, trồng cây dây leo che mái hoặc dùng tấm cách nhiệt, che tường bằng lưới đen, trồng cây quanh chuồng tạo bóng mát…
Xem thêm : Tại sao gà bị chảy nước mũi? Nhận biết bệnh và cách điều trị hiệu quả
Thức ăn, nước uống phải được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cho ăn, không dùng thức ăn bị nấm, mốc.
Tuân thủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Hàng ngày quét dọn vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Định kỳ vệ sinh lồng chuồng, phun thuốc khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
Ở cơ sở nuôi thỏ đã có bệnh nấm, định kỳ 2 tuần/lần phải kiểm tra từng con ở các điểm hay mắc bệnh nấm. Nếu thấy con nào bị nấm thì phải cách ly điều trị kịp thời và dùng lửa hoặc nước sôi, các loại thuốc sát trùng như Vimekon, Altacid,…, vôi bột sát trùng toàn bộ lồng, chuồng và các dụng cụ chăn nuôi khác nhằm chống lây lan.
Hạn chế tiếp xúc hoặc đưa thỏ từ bên ngoài vào trại. Trước khi mang vào phải phun khử trùng, tắm thuốc trị nấm.
Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn thỏ, phát hiện sớm những con bị bệnh để cách ly và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh không để bệnh lây lan.
Nguồn: Người chăn nuôi
#Vemedim
#Bạn_nhà_chăn_nuôi
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức