Sưng phù đầu trên gà (APV) và quy trình xử lý bệnh hiệu quả

Posted by

Video thuốc đặc trị sưng phù đầu ở gà

Sưng phù đầu trên gà (APV) do virus gây ra và không có thuốc đặc trị. Bệnh gây thiệt hại rất lớn trong chăn nuôi gia cầm, tỷ lệ nhiễm cao, lên đến 100%. Bệnh có tỷ lệ chết cao do APV ghép với các bệnh khác như ghép với E.Coli, Salmonella, Mycoplasma,…..APV khó nhận biết và để hiểu rõ hơn về bệnh APV theo dõi bài viết dưới đây để đưa ra cách phòng bệnh và quy trình xử lý bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh APV

Sưng phù đầu trên gà (APV) do virus Avian pneumovirus, là một ARN virus gây bệnh trên đường hô hấp ở mọi lứa tuổi trên gà, đặc biệt là trên gà tây.

Bệnh APV lây qua đường hô hấp và bệnh bùng phát rất mạnh khi trong chuồng nuôi có nhiều khí độc, mùi hôi nền chuồng như CO2, NH3, H2S,…

Triệu chứng bệnh APV

– Gà chậm lớn, giảm ăn, ủ rũ, lông xơ xác

– Mắt có bọt, chảy nước mắt -> Đây là một trong các biểu hiện đặc trưng của bệnh

– Gà khó thở, thở nhanh, có âm ran khí quản

– Gà bị viêm mũi, chảy nước mũi

Tham Khảo Thêm:  Những loại thuốc cho vịt con để phòng bệnh tật 

– Sưng phù đầu với mặt, run đầu, phù da đầu (Biểu hiện này dễ gây nhầm lẫn với bệnh Coryza) -> Thêm link bệnh coryza

– Gà có thể bị liệt, vẹo cổ

Trường hợp bệnh nặng là khi APV ghép với E.Coli gây hội chứng phù đầu (Swollen head syndrome – SHS). Hội chứng này gặp ở gà trên 1 tháng tuổi với biểu hiện đặc trưng về thần kinh và hô hấp như: Gà đi lại khó khăn, vẹo cổ, lắc đầu, sưng phù đầu, mặt và mắt.

* Gà đẻ: Buồng trứng vỡ, teo, biến dạng, vỏ trứng mỏng, nhạt màu, tỉ lệ giảm 5-30%.

* Gà giống: tỉ lệ nở giảm 5-10%

trieu-chung-ga-bi-benh-apv-1

Hình 1: Mắt có bọt, chảy nước mắt

trieu-chung-ga-bi-benh-apv-2

Hình 2: Gà bị sưng phù đầu

Bệnh tích bệnh APV

– Viêm mí mắt, mù mắt, viêm và tạo lớp Fibrin màu vàng dưới da đầu và da má

– Khí quản có dịch nhầy nhưng không xuất huyết. Gà bị APV nặng thì cuối khí quản có hiện tượng xuất huyết.

– Gà đẻ: buồng trứng dễ bị hỏng, trứng non dễ vỡ, gây viêm phúc mạc

benh-tich-ga-bi-benh-apv

Hình 3: Tạo Fibrin màu vàng dưới da đầu và da má

Phòng bệnh APV hiệu quả

– Giữ chuồng nuôi thông thoáng, mật độ nuôi hợp lý, vệ sinh sát trùng định kỳ 1 tuần/1 lần bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/ 3 lít nước.

– Phòng bệnh bằng vaccine (theo khuyến cáo của nhà sản xuất)

– Định kỳ nâng cao sức đề kháng: Dùng AMINO-TINH DẦU TỎI liều 1ml/3-5 lít nước đặc biệt trong thời điểm giao mùa, BỔ – B.COMPLEX liều 1g/2 lít nước hàng ngày để tăng tiêu hoá, hấp thu, kết hợp ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C NEW liều 1g/2 lít nước uống tăng sức đề kháng, chống stress.

Tham Khảo Thêm:  Thân cây chùm ngây phơi khô – Món quà sức khỏe bị lãng quên

Xử lý bệnh APV hiệu quả

Bệnh APV là bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị. Vì vậy cần xử lý triệu chứng, tăng sức đề kháng và dùng kháng sinh đặc trị bệnh kế phát.

Bước 1: Cách ly toàn bộ con ốm, ủ rũ ra một khu vực riêng

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ, phun sát trùng toàn bộ khu vực trong và xung quanh chuồng nuôi bằng G-OMNICIDE hoặc G-ALDEKOL DES FF.

Vệ sinh toàn bộ dụng cụ chăn nuôi

Bước 3: Điều trị triệu chứng

– Dùng thuốc giảm ho long đờm: BROMHEXIN 10 (1g/7-10kg thể trọng) hoặc BROM-MENTHOL (1ml/4-8 lít nước uống)

– Nếu con vật bị sốt: Dùng thuốc hạ sốt PARA-C (1g/4-6kg thể trọng) hoặc ANAGIN-C (2-4g/1 lít nước), dùng liên tục cho đến khi hết sốt

Bước 4: Dùng nhắc lại vaccine phòng bệnh APV

Có thể dùng vaccine với liều gấp 1,5-2 lần (nhỏ mũi là tốt nhất)

Bước 5: Dùng kháng sinh phòng bệnh kế phát và nâng cao sức đề kháng cho đàn gà.

Phác đồ 1:

Sáng: Dùng kháng sinh: Cho uống TIMICOSIN-2500G liều 1ml/12kg thể trọng

Chiều: Dùng kháng sinh: Cho uống ENRO 20 liều 1ml/4 lít nước

Ngoài ra cần phải nâng cao sức đề kháng cho đàn gà: DUNG DỊCH ĐIỆN GIẢI GLUCO KC + BỔ GAN THẬN NEW + GLUCAN MEN CAO TỎI liều 1ml/2 lít nước

Liệu trình: 5-7 ngày.

Phác đồ 2:

Sáng: Dùng kháng sinh: Cho uống DOXY-Z500 (1g/50kg thể trọng)

Chiều: Dùng kháng sinh: Cho uống FLOR 200 (1ml/10kg thể trọng)

Ngoài ra cần phải nâng cao sức đề kháng cho đàn gà: ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C NEW (1g/1 lít nước) + SORBITOL B12 (1g/1-2 lít nước uống) + MEN LACTIC (1g/1-1,5 lít nước)

Tham Khảo Thêm:  Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không

Liệu trình: 5-7 ngày.

Phác đồ 3:

Sáng: Dùng kháng sinh: Cho uống TIALOR (1g/5-7kg thể trọng)

Chiều: Dùng kháng sinh: Cho uống FLUMEQUIN (1g/5-6kg thể trọng)

Ngoài ra cần phải nâng cao sức đề kháng cho đàn gà: GLUCO K-C THẢO DƯỢC (2g/1 lít nước) + SORBITOL B12 (1g/1-2 lít nước uống) + BỔ-B.COMPLEX (1g/2 lít nước uống)

Liệu trình: 5-7 ngày.

Phác đồ 4:

Sáng: Dùng kháng sinh: Cho uống TYLOSIN 500 (1g/25-30kg thể trọng)

Chiều: Dùng kháng sinh: Cho uống AMOX-S 500 (1g/30kg thể trọng)

Ngoài ra cần phải nâng cao sức đề kháng cho đàn gà: VITAMIN C 35 (1g/3 lít nước) + SORBITOL B12 (1g/1-2 lít nước uống) + NH-ADE-B.COMPLEX (1g/3-4 lít nước uống)

Liệu trình: 5-7 ngày.

Phác đồ 5:

Sáng: Dùng kháng sinh: Cho uống TYLODOX (1g/10kg thể trọng)

Chiều: Dùng kháng sinh: Cho uống ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY (1g/5kg thể trọng)

Ngoài ra cần phải nâng cao sức đề kháng cho đàn gà: VITAMIN C 15 (1g/1 lít nước) + SORBITOL B12 (1g/1-2 lít nước uống) + MEN TIÊU HÓA SỐNG (1g/2 lít nước uống)

Liệu trình: 5-7 ngày.

* Đối với những con bị nặng:

Tiêm Aziflor new (1ml/10kg thể trọng) kết hợp Dexa (1ml/10kg thể trọng) hoặc Linspec new (1ml/5kg thể trọng) kết hợp Dexa (1ml/10 kg thể trọng)

Lưu ý:

Đối với gà thịt: Bổ sung vào thức ăn hàng ngày GINSHENG @ NEW (1g/1kg thức ăn) hoặc NHÂN SÂM THƯỢNG HẠNG NEW (1g/1kg thức ăn) giúp đàn gà nhanh lớn, đẹp mã.

Đối với gà đẻ: Với gà đẻ phải bổ sung dưỡng chất giúp gà phục hồi tỷ lệ đẻ: Dùng ADE-VIT C + CANXI + B12 – SIÊU TRỨNG NEW hoặc NH-KÍCH TRỨNG ĐẶC BIỆT + CANXI – KHOÁNG NEW, dùng liên tục 1-2 tuần.

Hãy sử dụng biện pháp phòng bệnh hiệu quả để đàn gà luôn khỏe mạnh. Chúc bà con chăn nuôi thành công!