1. Nguyên nhân gây bệnh E.coli trên gà
Bệnh E.coli là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra. Đây là vi khuẩn gram âm, có nhiều chủng và có độc tố. Hầu hết các loại gia cầm ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với E.coli.
Vi khuẩn E.coli có sẵn ở trong ruột gia cầm khỏe mạnh, và luôn có sẵn trong môi trường nuôi, thức ăn nước uống.
Bạn đang xem: Bệnh E.coli ở gà – cách nhận biết, phòng và trị bệnh
Khi thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt… sức đề kháng của gà giảm là điều kiện tốt cho vi khuẩn E.coli phát triển và gây bệnh.
2. Bệnh E.coli lây lan nhanh trong đàn gà qua các hình thức:
– Lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc với thức ăn, nước uống, phân hay dụng cụ chăn nuôi có mang mầm bệnh.
– Lây nhiễm theo chiều dọc, khi gia cầm mái đẻ nhiễm vi khuẩn E.coli trong ống dẫn trứng lây truyền qua trứng vào phôi và có sẵn trong cơ thể gà con khi nở ra. Các biểu hiện bệnh thường thấy chủ yếu giai đoạn 2 – 10 ngày đầu sau nở.
3. Triệu chứng bệnh E.coli trên gà
Biểu hiện bệnh không đặc hiệu và thay đổi theo nhiều cách khác nhau, chỉ có những dấu hiệu không rõ ràng như:
– Sốt lúc đầu nhưng sau giảm dần.
– Thường xù lông, xệ cánh, ít vận động, mào thâm xám.
– Gà ăn kém hoặc bỏ ăn.
Khi bệnh nặng:
– Phân lỏng vàng, xanh lẫn nhiều bọt khí, tiêu chảy.
– Khó thở, nhịp thở tăng, tỷ lệ chết tăng dần.
Xem thêm : Sở Nông nghiệp và PTTT Hà Nội
– Bệnh làm chết nhiều ở gà, ngan, ngỗng giai đoạn 2-15 ngày tuổi, sau 5-7 ngày phát bệnh.
– Gà đẻ bị bệnh thường giảm ăn, giảm đẻ, gầy ốm và kèm theo chứng phân sáp đen…
4. Bệnh tích của bệnh E.coli trên gà
Bệnh tích của gia cầm bệnh là:
– Viêm màng tim, viêm màng bụng, viêm màng quanh gan làm cho bao tim đục, màng bụng có dịch viêm, quanh gan thường phủ một lớp màu trắng đục, nếu bị nặng thì cả 2 lá gan đều sưng đỏ và xuất huyết lấm tấm.
– Có biểu hiện viêm đường ruột, viêm túi khí.
– Ở gà, vịt, chim cút mái đẻ, ống trứng có biểu hiện mềm, giãn, thành mỏng và có thể chứa dịch viêm trong lòng ống trứng; có bệnh tích cục bộ ở vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng; viêm hoại tử một phần hoặc toàn bộ buồng trứng, noãn hoàng có thể bị teo hoặc vỡ nát. Gà con bị bệnh thường có bệnh tích viêm rốn.
Bệnh tích của bệnh E.coli ở gà:
Khi vi khuẩn và độc tố tập trung vùng ổ bụng, gà có bệnh tích đặc trưng là nhiễm trùng rốn với các biểu hiện như các mô vùng rốn đỏ ửng và phù nề, viêm phúc mạc và ổ bụng sưng to.
Thời gian bệnh kéo dài dịch viêm với các yếu tố kết dính tạo ra màng Fibrin.
Với gà con sự hấp thu chậm trễ của các túi noãn hoàng là điều kiện tiên quyết cho E.coli tấn công cơ thể và gây viêm phúc mạc.
Tại một giai đoạn sau của bệnh, hàm lượng lòng đỏ là nguyên nhân của quá trình hoại tử trong xoang phúc mạc. Bụng phình to ra, toàn bộ thành bụng bị ảnh hưởng bởi một loại hoại tử từ bên trong.
Trong trường hợp E.Coli tập trung gây bệnh ở đường hô hấp có thể kế ghép với những bệnh khác làm gà bị viêm gây hen và tăng tiết dịch ở phổi và tạo Fibrin.
Bệnh E.coli trên gà còn làm tổn thương, viêm ống dẫn trứng của gia cầm với các biểu hiện như ống dẫn trứng dãn ra, thành ống trở nên mỏng hơn và chứa đầy dịch tiết dọc theo chiều dài của ống, trứng non bị vỡ hoặc có sẹo.
Xem thêm : Cựa gà không phải là ngón chân gà
Viêm ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong trên gà mái đẻ. E.coli thường thâm nhập vào cơ thể gà từ dưới lên thông qua hậu môn. Yếu tố mở đường cho sự xâm nhập của E.coli là thời điểm đẻ trứng đỉnh cao với tổn thương buồng trứng, nặng thì gà chết nhẹ thì làm cho gà giảm đẻ.
5. Cách phòng tránh bệnh E.coli ở gà
Để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất trong kỹ thuật chăn nuôi gà, có thể tham khảo một số phương pháp bên dưới.
Đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi:
– Giữ cho chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, quét dọn vệ sinh thường xuyên, phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh.
– Định kỳ 1 lần/tuần sát trùng, vệ sinh trứng ấp, máy ấp khu chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng có tính an toàn cao, không gây hại cho người và gia cầm.
– Vệ sinh máng ăn, máng uống, tránh để thừa thức ăn, ôi thiu tạo môi trường nhiễm bẩn hàng ngày.
Tăng sức đề kháng bệnh cho gà:
– Cung cấp đủ lượng thức ăn chăn nuôi cho gà theo từng giai đoạn phát triển.
– Định kỳ bổ sung vitamin, thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi hoặc gia cầm bị stress do vận chuyển hoặc sau khi tiêm vacxin.
– E.coli có nhiều chủng gây bệnh trên gia cầm nên việc tiêm vacxin thường không đem lại hiệu quả như mong muốn.
6. Điều trị bệnh E.coli trên gà sao cho hiệu quả?
Để điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng kháng sinh như Colistin, Kanamycin, Gentamycin, Norfloxacine… Thuốc có ở dạng tiêm hoặc pha vào nước uống. Hãy xem kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất!
Trong quá trình điều trị, hãy kết hợp sử dụng một số thuốc tăng cường sức khỏe. Sau khi điều trị bằng kháng sinh có thể bổ sung một số chế phẩm vi sinh để cải thiện đường ruột cũng như khả năng tiêu hóa của gia cầm. Trường hợp có nghi ngờ vi khuẩn nhờn thuốc thì cần làm kháng sinh đồ để xác định nhóm kháng sinh điều trị hiệu quả nhất./.
Nguồn: Viet24h.com.vn
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức