Bệnh nấm ở thỏ | Nguyên nhân, triệu chứng và thuốc điều trị

Posted by

Video thỏ bị nấm dùng thuốc gì

Thời điểm mùa mưa là thời tiết lý tưởng khiến Bệnh nấm ở thỏ phát triển và lây lan mạnh, bệnh thường gặp thỏ con theo mẹ hoặc thỏ con sau cai sữa, nếu bệnh kéo dài thỏ gầy yếu và có thể chết hàng loạt. Do vậy bệnh nấm ở thỏ cần được phát hiện và điều trị kịp thời để giảm các thiệt hại kinh tế, tăng năng suất trong chăn nuôi.

benh-nam-o-tho.jpg

Nguyên nhân gây bệnh nấm ở thỏ

Bệnh nấm ở thỏ chủ yếu do 3 chủng nấm gây ra: Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton.

Khi môi trường ẩm, chuồng trại kém thông thoáng, cơ thể vật nuôi suy giảm cũng có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh ở thỏ

Bào từ nấm gây bệnh nấm da ở thỏ được soi dưới kính hiển vi

Bệnh nấm ở thỏ có lây sang người không?

Bệnh nấm ở thỏ không lây sang người nhưng khi con người tiếp xúc với môi trường có nấm, con người cũng có thể là trung gian lây bệnh cho thỏ khỏe. Bệnh nấm ở thỏ lây trực tiếp thỏ mang bệnh lây sang thỏ khỏe hoặc lây gián tiếp qua con người, dụng cụ chăn nuôi,…

Tham Khảo Thêm:  7+ Hiện tượng lợn nái chuẩn bị đẻ và cách chăm sóc

Bệnh nấm ở thỏ lây nhiễm qua 3 giai đoạn: Đầu tiên sự bám dính của các đốt bào tử hạt, sau đó các bào tử này nảy mầm và nấm tấn công vào lớp keratin, cuối cùng phát bệnh nấm ở thỏ.

Triệu chứng bệnh nấm ở thỏ

Để nhận biết bệnh nấm ở thỏ cần phải kiểm tra thường xuyên lông của thỏ và theo dõi các biểu hiện của thỏ như:

– Thỏ bị rụng lông, xuất hiện các chấm nhỏ tròn màu trắng tại mõm, mí mắt, tai, rồi lan ra các vùng da khác như 4 chân, đùi, bụng, đầu. Ban đầu là xuất hiện chấm nhỏ sau đó lây lan và phát triển nhanh làm cho thỏ bị rụng lông, gầy yếu.

trieu-chung-benh-nam-o-tho.jpg

Thỏ bị nấm ở chân

Thỏ bị nấm ở mép miệng

Cách chữa bệnh nấm ở thỏ

Bệnh nấm ở thỏ cần được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tái phát cao nên việc sử dụng đúng thuốc, điều trị đúng cách là rất quan trọng. Cần phải tách riêng những chú thỏ bị bệnh để tránh lây lan bệnh.

Vệ sinh và phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng G-ALDEKOL DES FF (5ml/1 lít nước), ngày 1 lần, phun liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

Cắt lông vùng bị nấm, dùng khăn thấm nước muối sinh lý hoặc POVIDINE-10% CAO CẤP pha loãng rồi thoa lên các vùng có vẩy sau đó lau sạch hết vẩy, để khô, rồi dùng thuốc dạng kem có thành phần Nystatin bôi lên vết thường, ngày 1 lần, dùng cho đến khi khỏi bệnh.

Tham Khảo Thêm:  Lịch tiêm vắc xin (vaccine) cho heo đầy đủ nhất (từ khi heo mới sinh đến khi trưởng thành)

Sau đó, dùng thuốc tiêm 1 liều duy nhất: Tiêm MECTIN 27 (1ml/10kg thể trọng) hoặc IVERMECTIN – DẠNG ĐẶC BIỆT (1ml/20-25kg thể trọng)Trong trường hợp Ngoài ra pha nước uống BỔ GAN THẬN ĐẶC BIỆT (1ml/1 lít nước) kết hợp ADE-VIT C (1ml/1-2 lít nước).

Phòng bệnh nấm ở thỏ

Trong chăn nuôi thỏ để phòng bệnh tốt cho đàn thỏ không bị bệnh nấm ở thỏ cần phải thực hiện quy trình sau:

– Vệ sinh nơi ở của thỏ, máng ăn, giữa cho muôi trường luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, phun thuốc sát trùng định kỳ bằng POVIDINE-10% CAO CẤP (10ml/3 lít nước), 1 tuần 1 lần.

– Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống sạch sẽ, không bị ôi mốc.

– Thỏ mới mua về cần cách ly nghiêm ngặt trước khi cho vào nuôi chung với thỏ ở trại.

Với những thông tin trên hi vọng rằng bà con sẽ tìm ra được cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng và trị bệnh nấm ở thỏ, đừng quên ghé thăm web