10 TÁC DỤNG CỦA TRỨNG NGAN VỚI SỨC KHỎE, BẠN NÊN TÌM MUA ĂN THỬ

Posted by

Trứng ngan hay trứng vịt xiêm không phổ biến trên thị trường vì vịt xiêm khó nuôi và giá thành của trứng thì đắt đỏ. Tuy nhiên, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết tác dụng của trứng ngan với sức khỏe.

Bạn đang xem: 10 tác dụng của trứng ngan với sức khỏe, bạn nên tìm mua ăn thử

Bạn đã nghe qua trứng ngan và tác dụng của trứng ngan bao giờ chưa?

Trứng ngan (trứng vịt xiêm) khá khó phân biệt với trứng vịt. Song nếu để ý kỹ bằng mắt hay qua sờ nắm, bạn sẽ thấy trứng ngan có màu vàng nhạt và to tròn hơn một chút so với trứng vịt. Bên cạnh đó, trứng ngan khi ăn thường ít tanh, ngon và béo hơn trứng vịt.

Dù vậy, trứng ngan hiện nay lại khá khan hiếm. Thứ nhất là vì thịt ngan ăn rất ngon nên người ta ít bán trứng của ngan và chỉ để ấp cho nở ra con rồi lấy thịt. Thứ 2, nuôi ngan không kinh tế bằng nuôi vịt, nên nhiều người không còn nuôi ngan, dẫn đến khó có trứng để bán. Thứ 3, giá trứng ngan khá đắt đỏ, ở những mùa khan hiếm, giá trứng có thể tăng 10.000-20.000 đồng/1 trứng khiến người tiêu dùng ngần ngại khi mua.

Tuy nhiên, nếu bạn tìm được chỗ bán trứng ngan uy tín và chất lượng, nhất là ở những nơi ngan được nuôi thả vườn, thì cũng nên mua về ăn thử để đổi vị. Tác dụng của trứng ngan rất tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình đấy.

Tác dụng của trứng ngan với sức khỏe

Trứng vịt xiêm khá bổ dưỡng bởi vịt xiêm thường được thả vườn và lùa đi ăn ngoài đồng. So với trứng gà công nghiệp, trứng ngan mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn hẳn. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của trứng ngan để bạn không bỏ lỡ món ăn ngày càng khan hiếm này nhé.

1. Giàu nguồn dưỡng chất

Trong trứng vịt xiêm có chứa 130 calo, 9g protein, 9,7g chất béo triglyceride cùng rất nhiều vitamin và khoáng chất khác. Chính vì vậy, tác dụng của trứng ngan có thể cung cấp đa dạng nguồn dưỡng chất cho 1 người cần trong 1 ngày.

2. Giúp phòng ngừa bệnh mãn tính

Lòng đỏ trứng vịt xiêm có màu vàng cam từ các sắc tố tự nhiên gọi là carotenoid. Đây là những hợp chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào và ADN khỏi bị tổn thương, nhờ đó tác dụng của trứng ngan giúp bạn phòng ngừa các bệnh mãn tính và những bệnh liên quan đến tuổi tác.

Tham Khảo Thêm:  Kháng Sinh Trong Thuỷ Sản – Sử Dụng Hay Lạm Dụng?

3. Tác dụng của trứng ngan giúp mắt sáng khỏe

Các carotenoid chính trong lòng đỏ trứng là carotene, cryptoxanthin, zeaxanthin và lutein có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD), đục thủy tinh thể, lão hóa mắt…

4. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch cướp đi sinh mạng của gần 1/3 tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Đây là một con số không hề nhỏ. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên mỗi người cần có lối sống lành mạnh và đặc biệt để ý đến chế độ ăn uống.

Trong đó, theo nhiều nghiên cứu, việc tiêu thụ trứng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như đột quỵ, thiếu máu cơ tim bởi trứng có chứa nhiều protein, lutein, zeaxanthin, vitamin A, D, E… Đặc biệt, vitamin E đã được chứng minh là giúp phòng ngừa tắc nghẽn động mạch, chống oxy hóa, chống viêm…

5. Ngăn ngừa bệnh loãng xương và còi xương

Tác dụng của trứng ngan có thể giúp bạn ngừa bệnh loãng xương và bệnh còi xương bởi trong trứng có chứa nhiều vitamin D.

6. Tác dụng của trứng ngan giúp xây dựng cơ bắp

Trứng ngan cung cấp nhiều protein nên giúp bạn xây dựng cơ bắp, duy trì cân nặng hợp lý và giúp phục hồi thể trạng sau khi tập thể dục hoặc chấn thương.

7. Bảo vệ bạn khỏi bệnh nhiễm trùng

Cũng nhờ phần lòng trắng chứa nhiều vitamin nên tác dụng của trứng ngan có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hợp chất trong lòng trắng trứng có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

8. Giúp cải thiện tâm trạng

Sự thiếu hụt kẽm, magiê và selen có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và mệt mỏi. Song tác dụng của trứng ngan có thể hỗ trợ cải thiện tâm trạng hiệu quả nhờ trứng có chứa cả 3 khoáng chất này.

9. Tác dụng của trứng ngan tốt cho não

Lòng đỏ trứng ngan rất giàu lecithin và choline. Choline là một chất cần thiết cho màng tế bào, não, chất dẫn truyền thần kinh và hệ thần kinh khỏe mạnh. Trong khi đó, lecithin được chuyển đổi thành choline khi đi vào cơ thể bạn.

Choline cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho phụ nữ đang mang thai, vì hỗ trợ và bảo vệ não bộ thai nhi khỏe mạnh.

10. Tốt cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh ăn trứng ngan rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu là sinh mổ thì bạn chỉ ăn lòng đỏ, tránh ăn lòng trắng vì có thể khiến vết mổ bị mưng mủ hoặc tạo sẹo lồi.

Bạn cũng lưu ý là trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ bị dị ứng với trứng gà, trứng vịt cũng có thể bị dị ứng với trứng ngan. Lúc này, bạn không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến con. Trẻ em bị dị ứng trứng thông thường sẽ hết khi lên 6 tuổi.

Lưu ý khi ăn trứng ngan

Tác dụng của trứng ngan chỉ phát huy công dụng khi bạn ăn trứng ở mức vừa phải. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý một số điều dưới đây để cơ thể không gặp những phản ứng phụ.

– Nếu có tiền sử bị dị ứng trứng thì không nên ăn trứng ngan. Vì protein trong trứng có thể gây dị ứng làm phát ban, khó tiêu, nôn mửa hoặc tiêu chảy, nguy hiểm hơn có thể gây sốc phản vệ, làm ảnh hưởng đến hô hấp và đe dọa tính mạng.

– Như đã nói ở trên, tác dụng của trứng ngan giúp phòng ngừa bệnh tim mạch nhờ có chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trứng có chứa hàm lượng lớn cholesterol. Theo nhiều nghiên cứu, dù cholesterol không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người khỏe mạnh nhưng có thể làm gia tăng cholesterol có hại với một số người, đặc biệt là những người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim. Vì thế, những đối tượng này không nên tiêu thụ nhiều trứng.

Tham Khảo Thêm:  Gà bị đau mắt – Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau mắt ở gà

Xem thêm: Tiểu Thuyết Kinh Dị Nhật Bản, Văn Hóa Phẩm Kinh Dị Nhật Bản

– Không nên ăn nhiều trứng khi biết tác dụng của trứng ngan. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn 3-4 trái trứng 1 tuần là đủ. Người bị cholesterol trong máu cao chỉ ăn 1-2 trứng 1 tuần.

– Tuân thủ nguyên tắc an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi. Đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai, sau sinh, người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch suy giảm không ăn trứng chưa nấu chín để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.

– Mua trứng mới và lưu trữ chúng trong tủ lạnh để dùng được lâu hơn và đảm bảo không ăn trứng ung, trứng để lâu. Theo các chuyên gia thì không nên để trứng quá 30 ngày trong tủ lạnh kể từ ngày trứng được đóng gói bán. Nếu bạn mua trứng ở ngoài chợ nên dùng trứng trong vòng 3 tuần kể từ ngày mua để đảm bảo chất lượng trứng còn tốt. Khi bỏ trứng ra ngoài tủ lạnh, không để trứng lâu hơn quá 2 tiếng.

– Tác dụng của trứng ngan tốt nhất là khi bạn ăn trứng luộc. Cho trứng vào nước lạnh và đun sôi với lửa to rồi tắt bếp ngay khi nước sôi. Kế đến, đậy nắp nồi trong 12 phút thì lấy trứng ra bỏ vào tô nước lạnh cho nguội rồi lột vỏ và thưởng thức.

Nói tóm lại, tác dụng của trứng ngan cũng như tác dụng của những loại trứng khác đều rất tốt cho cơ thể. Song bạn cũng nhớ một vài lưu ý khi ăn để đảm bảo không gặp phải “lợi bất cập hại” nhé.

Từ xa xưa, trứng ngỗng đã được coi là thực phẩm bổ dưỡng cho bà bầu. Vậy thực hư trứng ngỗng có tốt được như lời đồn không? Bà bầu nên ăn trứng ngỗng hay trứng gà tốt hơn?

1. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của trứng ngỗng

Trứng ngỗng có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp 3-4 lần trứng gà. Trứng ngỗng không phổ biến và nhiều như trứng gà nên từ lâu đã được rất được quý và coi như thực phẩm bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai. Quan niệm ăn trứng ngỗng giúp cho mập mạp, to khỏe, trắng treo là suy nghĩ vẫn được nhiều người tin tưởng cho đến tận ngày nay.

Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng khá đa dạng. Trong trứng ngỗng có chứa: protein, lipid, sắt, các khoáng chất đa dạng (calxi, phosphor, magie, kẽm, sắt..), các vitamin (như: vitamin A, vitamin B, vitamin B2, B9, vitamin C, D, E,…) …

Tác dụng của trứng ngỗng đối với sức khỏe

Tốt cho hệ miễn dịch: Trong trứng ngỗng có nguồn vitamin khá dồi dào cung cấp cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật, tăng hệ miễn dịch. Các khoáng chất và vitamin trong trứng ngỗng cũng rất tốt cho não bộ.

Giúp cải thiện làn da và tóc: Nguồn vitamin dồi dào trong trứng ngỗng cũng rất tốt cho da và tóc, giúp tái tạo collagen, mạch máu, phục hồi và cải thiện làn da.

Bổ sung protein cho cơ thể: với lượng protein khá lớn, trứng ngỗng là thực phẩm rất tốt cho những người luyện tập thể thao, tập gym để rèn luyện tăng cơ bắp.

Tốt cho máu: trong trứng ngỗng cũng có chứa nhiều sắt và kali, giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, cải thiện chức năng của hệ tuần hòa, ngăn ngừa loãng xương,…

Trứng ngỗng là thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng khá đa dạng

2. Trứng ngỗng và trứng gà loại nào tốt hơn?

Trứng ngỗng to và nặng gấp 4 lần trứng gà nhưng thành phần dinh dưỡng liệu có hơn trứng gà hay không?

Tham Khảo Thêm:  Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản, cho thịt của giống gà ri

So sánh giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng và trứng gà

Trong 100gr trứng ngỗng có chứa: 13 gram protein; 14,2 gram lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP;.…

Trong 100 gram trứng gà chứa: 14,8 gram protein; 11,6 gram lipid; 700 mcg vitamin A; 55 mg canxi; 2,7 mg sắt; 1,29 mcg vitamin B12;…

Như vậy có thể thấy, trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn nhưng lại có hàm lượng lipid cao hơn trứng gà. Các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể của trứng ngỗng cũng không bằng trứng gà.

Tại sao trứng ngỗng lại được cho là tốt cho bà bầu?

Từ trước đến nay, người ta thường chỉ nuôi ngỗng lấy thịt. Số lượng ngỗng trong thực tế không nhiều. Trứng ngỗng vì thế thường hiếm, quả to nên được quý. Trong dân gian, trứng ngỗng càng ít nên càng được quý và chỉ dành cho bà bầu tẩm bổ. Vậy nên không khó hiểu tại sao trứng ngỗng lại được quý đến vậy. Chỉ đến thời nay, khoa học đã chứng minh về thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng thì quan niệm này mới dần dần thay đổi.

Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng không bằng trứng gà

3. Bà bầu ăn trứng ngỗng có nên không?

Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng đã được chứng minh là thấp hơn trứng gà nhưng nhiều người vẫn coi đây là thực phẩm không thể thiếu trong giai đoạn mang thai. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng có nên không?

Nên chọn trứng ngỗng để đổi bữa

Trứng gà vẫn luôn là thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu được khuyên dùng đối với bà bầu. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn có thể đổi bữa bằng trứng ngỗng để chống ngán nếu thích. Trứng ngỗng có thể luộc hoặc rán, ăn kèm rau thơm giúp bà bầu vừa đổi món vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi.

Ăn nhiều trứng ngỗng tăng nguy cơ béo phì

Với việc so sánh hàm lượng dinh dưỡng như trên có thể thấy rõ, trứng ngỗng chứa nhiều cholesterol và giàu lipid. Đây là các chất không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng có thể dẫn tới tăng cholesterol trong máu, thừa cân, béo phì, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nên, các mẹ bầu chỉ nên đổi bữa bằng trứng ngỗng với lượng nhỏ, không nên lạm dụng, tránh những tình trạng xấu và nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bà bầu ăn trứng ngỗng với lượng vừa phải để tránh gây béo phì

Chọn trứng ngỗng chuẩn

Bất kể thực phẩm nào sử dụng cho bà bầu đều phải cẩn trọng khi lựa chọn. Trong cả giai đoạn mang thai, bà bầu có thể ăn từ 2-3 quả trứng ngỗng. Để chọn được trứng ngon, các mẹ bầu nên lưu ý cách chọn sao cho chuẩn. Chọn quả trứng cầm nặng tay, lắc qua lại không có cảm giác có tiếng kêu ở bên trong, vỏ trứng còn mới. Trứng ngỗng mới đẻ là tốt nhất đối với bà bầu.

4. Những lưu ý về dinh dưỡng trong thai kỳ

Người xưa quan niệm rằng, bà bầu phải ăn cho cả 2 người nên càng ăn nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều bà bầu rơi và tình trạng thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, gây nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé vì ăn uống không kiểm soát. Vậy nên, trong giai đoạn mang thai cần phải lưu ý về dinh dưỡng như sau:

Kiểm soát lượng dinh dưỡng hàng ngày

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, nhất là những đồ bổ béo, giàu đạm, nhiều dầu mỡ. Nên cân bằng lượng dinh dưỡng theo từng giai đoạn mang thai. 3 tháng đầu, bà bầu cần khoảng 2.200 Kcal mỗi ngày. 3 tháng cuối, lượng dinh dưỡng phải tăng lên với khoảng 2.550 Kcal mỗi ngày. Tùy theo thể trạng của mỗi người mà lượng calo cần thiết có thể thay đổi.

Bà bầu nên đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể

Nên đa dạng thực phẩm

Thực đơn của bà bầu phải đa dạng về thực phẩm, đổi bữa liên tục để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn những món đồ thanh mát, giàu chất dinh dưỡng. Tránh thức ăn khó tiêu và không lạm dụng những món ăn giàu chất béo như trứng ngỗng.

Để chăm sóc tốt sức khỏe thai kỳ, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ và cần được tư vấn dinh dưỡng hợp lý. Bệnh viện Đa khoa tcncongdoan.edu.vn hiện đang triển khai dịch vụ thai sản trọn gói, chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn mang thai. Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và tận tình là người đồng hành cùng các mẹ bầu trong suốt quá trình thai nghén. Thực hiện việc thăm khám định kỳ, tư vấn dinh dưỡng chuẩn, kiểm soát và phát hiện sớm các vấn đề bất thường tại tcncongdoan.edu.vn sẽ giúp mẹ và bé được chăm sóc toàn diện.