Vịt, ngan bị sụi chân, bại cánh là những biểu hiện triệu chứng rất thường gặp khi nhiễm bại huyết do Riemerella anatipestifer gây ra, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra các triệu chứng trên.
Nguyên nhân gây bệnh bại huyết trên vịt
Bại huyết (nhiễm trùng huyết) do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Vịt, ngan bị bại huyết có những triệu chứng đầu tiên là sưng phù đầu, liệt chân, cánh (hay còn thường gọi là sụi chân, bại cánh hoặc “bị bại”, khớp viêm, đi lại khập khiễng, lười di chuyển hoặc liệt…). Cần lưu ý là ngoài Riemerella anatipestifer thì khi vịt bị nhiễm E.coli độc lực cao (hay còn gọi là E.coli kéo màng, thường chỉ gây viêm ruột, tiêu chảy, tuy nhiên khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn máu sẽ gây ra nhiễm trùng huyết với các đặc điểm tương tự như Riemerella anatipestifer)
Bạn đang xem: Phác đồ điều trị sụi chân, bại cánh, bại huyết
Triệu chứng – Bệnh tích của bại huyết vịt
Bại huyết do Riemerella anatipestifer: Vịt, ngan tiêu chảy nhẹ, phân xanh, xanh xám Bệnh thường xảy ra sau giai đoạn mưa nhiều, kéo dài, thời tiết ẩm ướt Lách sưng to, xuất huyết, hoại tử vân đá hoa cương Kéo màng tim, gan, dễ bóc Nhiễm trùng huyết E.coli (E.coli kéo màng): Tiêu chảy nặng, phân trắng, phân nhớt vàng Bệnh có thể xảy ra quanh năm Kéo màng tim, gan, túi khí, khó bóc Màng treo ruột, túi khí mờ đục, phủ fibrin Ruột viêm, xuất huyết Trong trường hợp ghép giữa bại huyết do Riemerella anatipestifer và E.coli thì tỷ lệ chết sẽ tăng cao hơn rất nhiều và mức độ bệnh cũng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra trường hợp vịt, ngan mắc tụ huyết trùng cũng có thể gây ra triệu chứng “bại”, liệt tuy nhiên có thể nhận biết dễ hơn do có một số đặc điểm đặc trưng: chết nhanh, chết cấp tính, thường chết con béo ở trong đàn, xuất huyết mỡ vành tim và hoại tử điểm lấm tấm trắng trên gan.
Phòng bệnh bại huyết vịt
BƯỚC 1: VỆ SINH
Dùng MEDISEP liều 1,5 ml/1 lít nước hoặc NEO ANTISEP pha 9 ml/5 lít nước, phun vào không khí trong và ngoài chuồng nuôi 1-2 lần/tuần. Vệ sinh nền chuồng vì bệnh dễ mắc khi bị xây xát.
BƯỚC 2: KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH
Xem thêm : Gà Đông Tảo được nuôi dưỡng ở nhiều địa phương
Định kỳ bổ sung: GENTA-DOXY liều 100 g/1 tấn thể trọng/ngày hoặc COLIAMCIN WSP liều 100 g/2 tấn thể trọng/ngày, trộn cám hoặc pha nước uống, dùng liên tục 3-5 ngày, dùng theo lịch phòng bệnh định kỳ bằng kháng sinh.
BƯỚC 3: BỔ TRỢ
Trộn thức ăn hoặc pha nước uống B.MULTI PLUS, ACID LAC WAY liều 1 g/1 lít nước hoặc 2 kg/tấn thức ăn, bổ sung hàng ngày để cung cấp men vi sinh, enzyme tiêu hóa, acid hữu cơ, vitamin tổng hợp giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn, đặc biệt trong các quá trình điều trị, xử lý bệnh.
Trị bệnh bại huyết vịt
BƯỚC 1: VỆ SINH
Pha dung dịch sát trùng MEDISEP 1,5 ml/lít nước hoặc NEO ANTISEP liều 9 ml/5 lít nước, phun dung dịch đã pha vào không khí trong và ngoài chuồng nuôi 1 lần/ngày.
BƯỚC 2: BỔ TRỢ CẤP
Hạ sốt, bù điện giải: DECOLVET 1 g/lít + TONIC VIT C liều 1 g/1 lít nước, cho uống 3-4 giờ/ngày, liên tục 2-3 ngày. Giải độc, phục hồi thể trạng cấp: VITA – STRESS 1 ml/1 lít nước + BIOMUN 1-2 ml/1 lít nước, dùng liên tục đến khi khỏi bệnh.
BƯỚC 3: KHÁNG SINH – BỔ TRỢ
Cá thể nặng: Chọn 1 trong các phác đồ sau
Phác đồ 1: Pha 100 ml CEFTI-S inj đã pha + 100 ml VITAMIN B.KOMPLEKZ, tiêm cho 200 kg thể trọng.
Xem thêm : Kinh nghiệm nhận biết thịt lợn bị tụ huyết trùng
Phác đồ 2: FLORJECT PLUS liều 1 ml/10 kg thể trọng, tiêm cách ngày.
Phác đồ 3: FLOR-DOX 150 inj liều 1 ml/3-5 kg thể trọng/ngày.
Toàn đàn: Chọn 1 trong các phác đồ sau: Trộn thức ăn hoặc pha nước uống, dùng liên tục 3-5 ngày:
Phác đồ 1: DOXY-COLIS liều 100 g/1 tấn thể trọng/ngày
Phác đồ 2: FLOR 500 liều 100 g/2,5 tấn thể trọng/ngày + DOXY 50% WSP liều 100 g/2,5 tấn thể trọng/ngày.
Phục hồi thể trạng, năng suất, ổn định đường tiêu hóa, vịt, ngan nhanh mọc lông lại: sử dụng “BIOMUN – VITA-AMINO – ORGAMIN SOL” theo khuyến cáo, liên tục 7 ngày trong và sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh.
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức