Để nghiên cứu tác động của mật độ heo trong chuồng trại thời kì heo choai – thịt, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm bằng cách sắp xếp heo khi qua từng giai đoạn. Kết quả thí nghiệm cho thấy nếu diện tích cho heo bị giảm đi thì lượng cám ăn vào và tăng trọng ngày cũng giảm theo. Và dự đoán chỉ số FCR của heo cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, nếu lượng cám ăn vào mỗi ngày và tăng trọng ngày giảm thì cho dù có tăng lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, vẫn sẽ không khắc phục được tình trạng này. Ngoài ra, tác dụng của việc tăng dinh dưỡng lên heo nuôi với mật độ bình thường và mật độ cao cũng có sự khác biệt lớn.
Bạn đang xem: MẬT ĐỘ NUÔI THÍCH HỢP VỚI TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HEO
Gần đây đã có một số nghiên cứu về diện tích chuồng với từng giai đoạn phát triển heo sao cho đạt hiểu quả kinh tế nhất. Hai thí nghiệm về sự ảnh hưởng của diện tích chuồng trại đến heo từ giai đoạn cai sữa đến heo choai, xuất thịt đã được thực hiện.
Thí nghiệm 1: heo giai đoạn cai sữa chuyển sang heo choai – thịt sẽ được chuyển chuồng mới.
Thí nghiệm 2: heo chuyển giai đoạn không ghép lại đàn mà nuôi tiếp tục nhóm heo như thời kì cai sữa.
Thí nghiệm 1:
Được thực hiện ở trường đại học của Mỹ. Hai thí nghiệm được tiến hành gồm 144 heo cai sữa lai (24 ngày tuổi) không phân biệt giới tính được chuyển tới trại cai sữa cách đó 20 km.
Heo sau khi cai sữa khoảng 2 tiếng được chuyển tới trại mới. Heo sau khi đến trại mới được chia thành hai nhóm, vào hai trại cai sữa có hệ thống thông thoáng khí tự động để thí nghiệm khoảng 5 tuần.
Mỗi ô chuồng được chia làm 5 ô chuồng nhỏ với diện tích 1,22 x 2,44 m. Mỗi ô chuồng nhỏ có hai núm uống và 1 hệ thống máng ăn. Khi có heo chết hoặc chuyển đi diện tích ô chuồng vẫn được giữ nguyên.
Khi heo trên 10,5 kg thì sẽ được cung cấp cám với hàm lượng lysin 1,4%. Giai đoạn còn lại của thời kì cai sữa heo được cung cấp cám với hàm lượng lisin là 1,15%.
Nhóm heo nuôi với mật độ bình thường (nhóm 1) được chia vào 12 ô chuồng (12 con/chuồng) với mật độ 0,25 m2/con. Nhóm mật độ cao (nhóm 2) được chia vào 8 ô chuồng (18 con/chuồng) với mật độ 0,16 m2/con.
Bảng 1: Ảnh hưởng diện tích chuồng trại lên năng suất heo cai sữa
Chỉ tiêu
Nhóm
1
2
Trọng lượng bắt đầu (kg)
6,6
6,6
Trọng lượng kết thúc (kg)
20,9
19,4
Tăng trọng ngày (kg)
0,408
0,364
Lượng thức ăn ăn vào trong ngày (kg)
0,683
0,609
Tăng trọng/kg thức ăn
0,601
0,602
Chết và đào thải (%)
0,7
0
Kết quả thí nghiệm được tóm tắt như sau:
Nhóm heo nuôi với mật độ cao thì lượng cám ăn vào ít hơn và tăng trọng ngày nhẹ hơn. Ngoài ra sự chênh lệch trọng lượng, FCR, chết và đào thải heo không có sự ảnh hưởng lớn. Heo sau thời kì cai sữa được chuyển tới chuồng heo choai – thịt với thiết kế lát xi măng từng phần và có hệ thống thông thoáng khí bằng máy.
Nhóm 1 sẽ là nhóm heo cai sữa được nuôi với mật độ bình thường trước đó, sẽ được nuôi với mật độ cao (14 con/chuồng, 0,56 m2/con).
Nhóm 2 là nhóm heo cai sữa được nuôi với mật độ bình thường trước đó, sẽ được nuôi với mật độ bình thường (10 con chuồng, 0,78 m2/con).
Nhóm 3 là nhóm heo cai sữa được nuôi với mật độ cao trước đó, sẽ được nuôi với mật độ cao (10 con chuồng, 0,56 m2/con).
Nhóm 4 là nhóm heo cai sữa được nuôi với mật độ cao trước đó, sẽ được nuôi vớimật độ bình thường (10 con chuồng, 0,78 m2/con).
Mỗi nhóm được nuôi trong 6 ô chuồng. Diện tích mỗi ô chuồng là 1,8 x 9,6 m, với 1 núm uống và 3 vị trí ăn. Diện tích chuồng không điều chỉnh kể cả khi heo chết hoặc di chuyển chỗ khác. Để hạn chế nóng, trại được thiết kế hệ thống phun sương. Cám thời kì này được trộn lysin với tỷ lệ 0,9 – 0,8 – 0,7%, nguyên liệu cám chủ yếu là bắp và đậu nành.
Bảng 2: Ảnh hưởng diện tích chuồng trại lên năng suất nhóm heo choai – thịt
Chỉ tiêu
Nhóm
1
2
3
4
Trọng lượng bắt đầu (kg)
21
21
19,4
19,4
Trọng lượng kết thúc (kg)
107,8
111,3
109,7
110,2
Tăng trọng ngày (kg)
0,781
0,867
0,817
0,849
Lượng thức ăn ăn vào trong ngày (kg)
2,465
2,665
2,533
2,589
Tăng trọng/kg thức ăn
0,318
0,326
0,323
0,328
Chết và đào thải (%)
5
5
3,6
1,2
Tỷ lệ nạc (%)
47,8
46,3
47,7
46,3
Tăng trọng nạc/ ngày (kg)
0,286
0,304
0,298
0,299
Nhóm nuôi mật độ cao ở giai đoạn thịt và cai sữa thì lượng cám ăn vào, tăng trọng ngày và tăng trọng nạc/ngày bị giảm sút. Nhóm nuôi mật độ cao thì tỷ lệ nạc khi giết mổ sẽ cao hơn. FCR không bị ảnh hưởng nhiều bởi mật độ nuôi. Nhóm heo nuôi với mật độ bình thường vào thời kì cai sữa và mật độ cao vào thời kì thịt so với nhóm nuôi mật độ cao hai thời kì thì lượng cám ăn vào và tăng trọng ngày bị giảm nhiều hơn. Thời kì heo choai và thịt heo mẫn cảm hơn với mật độ nuôi so với heo cai sữa.
Thí nghiệm 2:
Thí nghiệm được nghiên cứu trên 5 bang ở Mỹ. Heo cai sữa được chia làm 4 nhóm nuôi, cai sữa/choai-thịt. Nhóm heo cai sữa nuôi mật độ cao là 0,16 m2/con, nhóm heo cai sữa nuôi với mật độ bình thường là 0,23 m2/con.
Theo pignpork.com
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức