Quy trình nuôi heo nái hậu bị và phương pháp đánh giá chọn lọc

Posted by

Quy trình nuôi heo nái hậu bị cần tuân thủ những gì và phương pháp đánh giá, chọn lọc như thế nào để chắc chắn chọn được heo nái đủ tiêu chuẩn cho sinh sản. Bà con có thể tham khảo các phương pháp nuôi heo nái hậu bị mà BioSpring chia sẻ sau đây được coi là bí quyết nuôi heo nái, cùng cách chọn lọc heo nái trong suốt quá trình nuôi để chọn ra những heo nái đạt phẩm tốt cho lần phối giống đầu tiên.

Quy trình nuôi heo nái hậu bị

Lưu ý chung:

Hướng dẫn nuôi heo nái chung trong quy trình nuôi heo nái hậu bị, bà con cần quan tâm 3 điểm lớn nhất đó là dinh dưỡng theo độ tuổi, môi trường chăm sóc và vấn đề thú y phòng bệnh cho heo. Mỗi giai đoạn heo phát triển cần điều chỉnh 3 yếu tố này sao cho phù hợp.

Vấn đề dinh dưỡng nuôi heo nái hậu bị

  1. Trong cả quy trình nuôi heo nái hậu bị từ khi heo cai sữa tới khi đạt trọng lượng 70kg, bà con cho đàn heo dùng để tuyển nái hậu bị đạt chuẩn ăn như chế độ heo thông thường, mục đích là để heo phát triển, hoàn thiện cơ thể, các chức năng sinh dục tự nhiên.
  2. Khi qua các đợt tuyển chọn dần trong quy trình nuôi heo nái hậu bị, heo đạt 70kg đã qua hết các đợt tuyển, bà con cho những heo nái này ăn thức ăn dành cho nái nuôi con. Từ 70kg, heo cần tập trung dinh dưỡng nhiều hơn để phát triển hệ khung xương, ngoại hình tiêu chuẩn và chức năng sinh sản cho đợt tuyển heo phối giống cuối cùng. Vì vậy cần chuyển qua cho ăn thức ăn của nái nuôi con, duy trì vóc dáng đẹp, không quá gầy và không quá béo.
  3. Cần quan tâm tới chất lượng thức ăn cho heo, heo nái ăn phải thức ăn chứa nấm mốc, có độc tố hay thức ăn bị xuống dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng phối giống và chất lượng sinh sản sau này.
Tham Khảo Thêm: 

Quá trình chăm sóc heo nái hậu bị

  • Khâu chăm sóc là khâu quan trọng trong quy trình nuôi heo nái hậu bị. Nên chăm sóc cả đàn heo lớn trên 20 con theo cách chăm sóc giống nhau, từ đó tuyển chọn dần ra những con đạt tiêu chuẩn để tiếp tục nuôi theo chế độ nuôi nái hậu bị.
  • Trong chăm sóc heo nái hậu bị, bà con cần cho heo vận động để chân và móng khỏe mạnh, heo cần được sưởi nắng sớm để chuyển hóa dinh dưỡng tốt, da dẻ hồng hào, ngoại hình đẹp. Ngoài ra, các yếu tố môi trường sống như chuồng trại sạch sẽ, thiết kế tiêu chuẩn là bước chăm sóc căn bản nhất mà cả trong nuôi heo thịt hay heo nái bà con đều cần tuân thủ.

Phòng bệnh cho heo nái hậu bị

  • Tất cả đàn heo nuôi nhằm tuyển chọn heo nái hậu bị đạt tiêu chuẩn phối giống đều cần thực hiện các biện pháp thú y phòng bệnh.
  • Trước khi heo phối giống khoảng 2 đến 3 tuần, bà con áp dụng tiêm vắc xin phòng bệnh đối với heo nái tuyển chọn đợt cuối cùng và sẵn sàng phối giống. Chương trình tiêm vắc xin nên áp dụng là dịch tả, giả dại, lở mồm long móng, Parvovirus. Đây đều là những bệnh nghiêm trọng, tỷ lệ heo con bị chết về sau là rất cao.
  • Tiến hành tẩy ký sinh trùng cho heo nái, nhằm đảm bảo heo có ngoại hình đẹp và không lây sang heo con về sau. Sử dụng một số loại kháng sinh phòng bệnh hô hấp, viêm phổi trong quy trình nuôi heo nái hậu bị nếu cần.
Tham Khảo Thêm:  [Bật mí] Bao lâu thì ngỗng đẻ trứng và đẻ mấy trứng thì ấp?

Phương pháp đánh giá chọn lọc heo nái hậu bị

Rất nhiều bà con thắc mắc heo nái chọn phối giống cần trải qua tổng cộng mấy lần đánh giá và chọn lọc? Theo quy trình nuôi heo nái hậu bị, bà con sẽ cần đánh giá và tuyển chọn 4 lần, qua 4 giai đoạn. 4 giai đoạn này là 4 giai đoạn thay đổi quan trọng về thể chất, ngoại hình, khả năng của heo.

Tuyển chọn heo hậu bị lần 1 lúc cai sữa

Bà con cần dựa vào gia phả heo, đánh giá heo con qua heo bố mẹ về thành tích sinh sản, ngoại hình bố mẹ, quy trình chăm sóc và phòng bệnh của heo bố mẹ, nhằm kiểm tra mức độ khỏe mạnh cũng như tính di truyền sang cho heo con.

Về heo con, bà con chọn những con bụ bẫm, ngoại hình đẹp, da dẻ hồng hào, nhanh nhẹn, cơ thể không có khuyết điểm, dị tật, đặc biệt là ở các cơ quan sinh sản. Sau đó bà con nên nuôi chung thành một đàn lớn trên 20 con để tiếp tục nuôi và tuyển chọn các lần sau.

Đánh giá và tuyển chọn lần 2 lúc 60 đến 70 ngày tuổi

quy trình nuôi heo nái hậu bị, giai đoạn này heo đang được nuôi theo chế độ dinh dưỡng như heo thịt, nhưng cách chăm sóc theo tiêu chuẩn của heo hậu bị. Bà con tuyển chọn trong đàn những con phát triển tốt, tăng trọng đều, ngoại hình đẹp, nhanh nhẹn, chân khỏe, không bị ho, không bị bệnh ngoài da và chuyển sang đàn riêng.

Những con bị thải sẽ chuyển qua thành cách nuôi heo thịt. Những heo đạt tiêu chuẩn tiếp tục nuôi theo quy trình nuôi heo nái hậu bị.

Tham Khảo Thêm:  GÀ AI CẬP

Đánh giá và chọn lọc lần 3 lúc 4 đến 6 tháng tuổi

Đây là bước đánh giá quan trọng nhằm chọn ra được phần lớn heo nái đạt chuẩn cho phối giống lần đầu. Tiêu chuẩn chọn lựa vẫn dựa vào hình dáng và sức tăng trưởng của heo. Giai đoạn này, bà con cần quan tâm và chọn lựa chặt chẽ hơn theo các yếu tố, chỉ tiêu rõ ràng.

STT Bộ phận đánh giá Tiêu chuẩn đánh giá và chọn lọc 1 Thể chất, da dẻ Cần chọn những con thể hiện rõ đặc trưng ngoại hình theo giống heo. Tức là có thể phân biệt được heo thuộc giống nào. Chọn những con cơ thể cân đối, khỏe mạnh, không quá gầy, quá béo. Chọn heo nái có da dẻ hồng hào, lông bóng và mượt, vận động nhanh nhẹn nhưng không có biểu hiện hung dữ 2 Vai và ngực Nên chọn những con vai nở rộng, đầy đặn, ngực heo sâu và rộng. 3 Lưng và bụng Nên chọn heo lưng thẳng, không quá dài, sườn sâu và tròn. Chọn những con có vùng sườn và bụng săn chắc, chắc chắn. Không chọn heo lưng võng, bụng sệ. 4 Mông và đùi Chọn heo mông nở rộng, không quá dài, phần đùi đầy đặn, không có nhiều nếp nhăn. 5 Chân và móng Nên chọn những con chân tương đối thẳng, vừa phải, không to cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 4 chân hợp lý. Móng chân heo không dị tật, khỏe mạnh, heo đi bằng móng và nhanh nhẹn. 6 Bộ phận sinh sản Chọn heo có 12 vú trở lên, vú theo dạng đối xứng theo cặp đều. ví dụ: 6×6, 7×7. Bộ phận sinh dục đầy đặn, không dị tật.

Đánh giá lần 4, giai đoạn cuối từ 7 đến 10 tháng tuổi

Đây là giai đoạn cuối trong quy trình nuôi heo nái hậu bị. Bà con cần loại bỏ những heo quá béo hay quá gầy, heo quá nhát hoặc quá hung dữ. Bà con cần theo dõi khả năng động dục của heo, những heo tới 10 tháng tuổi vẫn không có dấu hiệu động dục cần loại bỏ. Kết thúc giai đoạn tuyển chọn cuối và quy trình nuôi heo nái, bà con đã có đàn nái hậu bị tiêu chuẩn cho lần phối giống đầu tiên.

Cùng phương pháp tuyển chọn này, bà con có thể chọn ra được đàn nái tiêu chuẩn, sinh sản tốt, chất lượng heo con tốt đồng thời áp dụng những mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản và mang lại hiệu quả kinh tế cao khi áp dụng quy trình nuôi heo nái hậu bị.