Kỹ thuật nuôi chim bồ câu hiệu quả đạt năng suất cao bạn nên biết
Chim bồ câu là loài chim có tính cách ôn hòa, gần gũi với con người nên chúng rất được yêu thích trên toàn Thế Giới. Chúng là loài chim tượng trưng cho sự hòa bình. Ở Việt Nam, loài chim này trải dài từ Bắc vào Nam. Trong đó, nuôi chim bồ câu có nhiều mục đích như: nuôi chim bồ câu thịt, nuôi chim bồ câu thả, nuôi chim bồ câu sinh sản,..
Có giống bồ câu như: chim Bồ Câu sư tử, bồ câu trắng, bồ câu gà Mỹ,… Đây cũng là loài chim được nhiều người nuôi chim cảnh lựa chọn nuôi cho việc kinh doanh. Nếu bạn đang muốn nuôi và chăm sóc loài chim này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Mua Bán Chim Bồ Câu Trống Mái, Dễ Nuôi, Đẻ Nhiều, Giá Rẻ Toàn quốc
1. Nguồn gốc xuất xứ của chim bồ câu
Chim bồ câu là loài chim thuộc họ Columbidae, là họ duy nhất trong bộ bồ câu (Columbiformes). Loài chim này có mặt hầu hết ở khắp thế giới, ngoại trừ vùng sa mạc Sahara và Châu Nam Cực. Chúng sinh sống phổ biến nhất ở các khu vực sinh thái như Indomalaya và Australasia.
Hiện nay có đến 1250 loài bồ câu, trong đó có đến 200 loài đã được thuần hóa và có trên mười ngàn loài lai giống.
Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, trong đó có Mỹ và Canada đều tổ chức các hội nuôi nuôi Bồ Câu và thu nạp được rất đông hội viên tham dự. Chẳng hạn như Hội FANCIERS ASSOCIATION, hàng năm hội viên đều tổ chức hội họp với nhau, và thỉnh thoảng tổ chức Hội chợ Bồ Câu để trưng bày và triển lãm các giống chim mới lạ mà họ nuôi và đã góp công lai tạo được.
2. Đặc điểm cơ bản của chim bồ câu
2.1. Ngoại hình nhỏ bé của chim bồ câu
Chim bồ câu là loài động vật hằng nhiệt. Chúng có thân hình thoi, cổ dài khá đặc biệt nên đầu của chúng có thể xoay chuyển vô cùng linh hoạt. Đặc biệt, loài chim này không có răng mà chỉ có sừng bao bọc quanh hàm cùng mỏ cứng và sắc nhọn.
Chúng có màu lông không hề đồng nhất và phổ biến là màu đen, trắng, nâu và xanh nhạt. Chúng còn nhiều cá thể biến dị màu lông như màu xanh nhạt, khoang, nâu nhạt hay xanh thẩm,
Một chú chim có khối lượng trung bình khoảng 300 – 450gr/con. Chim đực sẽ có khối lượng lớn hơn chim cái và cơ dày hơn.
2.2. Tập tính sinh sản của chim bồ câu
Chim bồ câu xây những cái tổ tương đối mỏng manh, thường sử dụng gậy và các mảnh vụn khác, có thể được đặt trên những cành cây, trên các gờ hoặc trên mặt đất, tùy theo loài. Chúng đẻ một hoặc (thường) hai quả trứng trắng cùng một lúc, và cả bố và mẹ đều chăm sóc con non. Chúng rời tổ sau 25 ngày 32 ngày.
Bồ câu không lông thường có thể bay được khi chúng được 5 tuần tuổi. Không giống như đa số các loài chim, cả hai giới của loài chim này đều sản xuất “sữa cây” để nuôi con non, được tiết ra bằng cách làm bong các tế bào chứa đầy chất lỏng từ lớp lót của chúng.
3. Các giống chim bồ câu được nuôi nhiều ở Việt Nam
3.1. Chim bồ câu Pháp
Chim bồ câu Pháp hay có tên gọi khác là chim bồ câu trắng, có xuất xứ từ miền Đông Nam nước Pháp hoa lệ. Đây là loài chim có giống khá tốt và được Bộ Nông nghiệp Việt Nam khuyến khích nuôi. Hơn nữa loài chim này cũng khá thích hợp với khí hậu Việt Nam và có khả năng sinh sản khá tốt. Một năm chúng có thể cho ra từ 8 – 9 lứa chim non với tỉ lệ sống lên đến 98%.
3.2. Chim bồ câu Việt Nam
Giống chim bồ câu Việt Nam hay còn được gọi là bồ câu ta, bồ câu nội. Chúng thường có màu lông không đồng nhất, chủ yếu các màu như trắng, đen, nâu, khoang, xanh nhạt,…Giống chim này nhỏ hơn so với bồ câu Pháp chì có trọng lượng từ 300 – 400gr.
Mỗi lứa chim ta thường đẻ khá nhiều, mỗi năm khoảng 5-6 lứa và trung bình mỗi năm 6-7 lứa. Chim ra ràng thường năng khoảng 350-370 gam/con. Thức ăn của chim chủ yếu là đậu, lúa, gạo…, rất đơn giản chỉ là lúa, ngô nên không gây nhiều tốn kém.
3.3. Chim bồ câu Mỹ
Một trong những loại chim bồ câu phổ biến tại Việt Nam là bồ câu Mỹ. Chắc hẳn nhiều người sẽ không biết đến sự hiện diện của loài chim này và nó là loài mang lại lợi nhuận kinh tế khá lớn cho người nuôi. Với kích thước to lớn vượt hơn so với các giống bồ câu khác nên nó có tên gọi là bồ câu vua. Màu lông của chim khá đa dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là màu trắng và màu đỏ thẫm.
4. Các bệnh thường gặp ở chim bồ câu
4.1. Bệnh thương hàn
Bệnh do 1 loại vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Bồ câu các lứa tuổi đều bị bệnh, nhưng bị bệnh nặng và chết nhiều nhất ở bồ câu dưới một năm tuổi.
– Triệu chứng chính: chim mắc bệnh lười vận động, kém ăn, uống nhiều nước; sốt, đứng ủ rũ, thở gấp, tiêu chảy phân màu xanh hoặc xám vàng, lẫn máu.
– Bệnh tích: niêm mạc đường tiêu hóa sưng huyết, tụ huyết từng đám. Niêm mạc ruột non và ruột già bóc ra từng đám. Niêm mạc ruột già có hoại tử từng đám.
4.2. Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non 1 – 4 tháng tuổi với các triệu chứng tiêu chảy, phân có nhiều dịch nhầy, đôi khi lẫn máu. Thông thường, cầu trùng gây bệnh ở bồ câu nhẹ hơn ở gà, nhưng có ca bệnh nặng làm bồ câu tiêu chảy suy kiệt dẫn đến chết. Bệnh xảy ra vào vụ xuân – hè và thu – đông. Tại cơ sở ô nhiễm nặng, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Cầu trùng bồ câu có thể lây qua gà và ngược lại.
4.3. Bệnh nấm diều
Bệnh do nấm Candida albicans gây ra. Mẫn cảm nhất là chim 1 – 2 tháng tuổi. Bệnh có thể lây qua dụng cụ, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh. Cũng có thể do dùng kháng sinh dài ngày.
– Triệu chứng: Đầu tiên, chim xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt ở trong mỏ, có thể bóc tách dễ dàng, không chảy máu. Sau đó tạo những mụn loét ăn sâu xuống ngã tư hầu họng và diều. Chim bệnh ăn ít, tăng trọng kém, gầy, tiêu chảy. Thỉnh thoảng nôn ra chất nhầy lẫn thức ăn, mùi hôi. Chim non bị nặng hơn chim trưởng thành, chậm mọc lông.
4.4. Bệnh Niu-cát-xơn
Triệu chứng: Chim bệnh ủ rũ, tiêu chảy phân màu trắng, đột tử, chân khô, diều căng đầy hơi hoặc thức ăn không tiêu hóa. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90%. Có con bị vặn cổ, mặt ngửa lên trên, đi xoay vòng theo phía cổ bị vặn; có khi đứng không vững, lăn quay ra nền chuồng. Những cá thể bị thần kinh này lâu chết, nhưng thải mầm bệnh ra môi trường rất nguy hiểm, cho nên cần tiêu hủy.
4.5. Các bệnh giun, sán
Bệnh giun đũa: Giun đũa gây bệnh ở diều, ruột non, đôi khi ở thực quản. Thời gian giun trưởng thành là 37 ngày. Giun tròn như que tăm, màu trắng ngà. Giun cái dài 20 – 95mm, giun đực dài 50 – 70mm. Triệu chứng chính là bồ câu giảm ăn, gầy, lông xù, tiêu chảy, có khi chết do giun làm tắc ruột. Chim nuôi nhốt cũng có thể bị mắc bệnh này nếu cho ăn thêm cát sỏi.
Bệnh giun tròn: Chúng ký sinh và gây tổn thương ở niêm mạc diều bồ câu, có thể gây viêm diều, do nhiễm khuẩn thứ phát. Giun đực dài 6,5 – 7,3mm, giun cái dài 2,0 – 11,5mm.
Bệnh sán dây: Sán dây là loài ký sinh trùng nguy hiểm. Chim bệnh giảm ăn, gầy, đôi lúc tiêu chảy. Có con chết do búi sán làm tắc ruột.
5. Cách nuôi chim Bồ Câu hiệu quả đúng kỹ thuật
5.1. Cách lựa chim Bồ Câu giống
Xem thêm : Cách Vào Nghệ Cho Gà Chọi Đạt Hiệu Quả, Phát Huy Tác Dụng
Bạn nên chọn những con giống khỏe mạnh mà nuôi. Bồ Câu khỏe mạnh thì có những đặc điểm sau đây:
- Bộ lông nhiều, sắc bóng láng và sạch sẽ.
- Mắt sáng và lanh lợi. Đôi mắt càng nảy lửa thì nó càng chứa nhiều sắc tô.
- Lông chim quanh hậu môn phải khô và sạch mới tốt.
- Chim khỏe mạnh lúc nào cũng tỏ ra năng động và tò mò, chứ không đứng một nơi mà ngủ gục.
- Chim bị mạt hay có ký sinh vật ngoài da hay trong mình thì có lớp vảy màu trắng đóng ở mí mắt, ở góc mỏ, ở chân và quanh hậu môn.
- Khi ngủ chim không đứng yên, thỉnh thoảng còn dùng mỏ rỉa lông rỉa cánh là chim đang bị rận mạt làm ngứa ngáy khó chịu
Chỉ biết chắc những chim nào khỏe mạnh bạn mới chọn nuôi. Những chim nghi ngờ bị bệnh, dù là bệnh ngoài da, dù bán rẻ cũng nên từ chối, đừng tiếc, vì sau này chúng có thể lây bệnh cho nhau, khiến bạn phải tốn kém nhiều trong việc chữa trị.
5.2. Chuồng nuôi chim Bồ Câu
Để chim bồ câu có sự phát triển tốt nhất thì bạn nên đặt chuồng nuôi nơi khô ráo, thoáng mát, yên tĩnh và đặc biệt phải có ánh sáng mặt trời, đảm bảo vệ sinh. Người nuôi nên đặt lông chim cách mặt đất khoảng 1,5 – 1,6m để phù hợp với thói quen bay lượn của chim.
Với độ cao như vậy, chim vừa tránh được độ ẩm thấp dưới mặt đất cũng như côn trùng gây hại dẫn đến dịch bệnh. Người nuôi nên lưu ý rằng không nên đặt chuồng chim có hướng gió khiến chim dễ bị cảm lạnh.
Nếu muốn chim bồ câu có thể được phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất thì bạn phải xây chuồng thoáng mát và có đủ độ rộng để chim có thể bay lượn. Hơn nữa, chuồng chim cũng cần phải có đủ ánh sáng và không khí dễ dàng lưu thông để phòng chống vi khuẩn tốt nhất.
5.3. Dinh dưỡng chim bồ câu và cách cho chim ăn
5.3.1. Chế độ dinh dưỡng của chim bồ câu
Bồ Câu có thân nhiệt cao, khoảng 41,8 độ C nên chúng cần một số năng lượng rất lớn. Số năng lượng này lấy từ thức ăn của chim, gồm các chất Carbohydrates và các chất béo.
Chất Carbohydrates gồm có đường và tinh bột. Chúng được tiêu hóa trong cơ thể để tạo thành các loại đường có thể hòa tan, được hoán chuyển thành glycogen để lưu trữ trong gan của chim. Khi được cần đến thì nó sẽ đến các cơ bắp, rồi sẽ được dùng như nhiên liệu để tạo ra năng lượng và nhiệt lượng.
Với chim nuôi lồng, nuôi nhốt thì không cần nhiều năng lượng như chim thả, nên các chất béo không bị đốt cháy bởi chúng không có cơ hội để hoạt động như Bồ Câu ở ngoài trời, cho nên chúng có vẻ bơ phờ và ít đẻ trứng. Vì vậy, với chim nuôi nhốt bạn cần cho ăn ít chất béo.
Trong thức ăn dành cho chúng phải có chất protein, chất khoáng, vitamin e và nước.
Thức ăn dành cho chim gồm có bắp hột, đậu xanh, lúa và gạo lứt. Tất cả những thức ăn này đều có chứa nhiều protein, thường thì được pha trộn theo công thức sau đây:
– 4 phần bắp (nguyên hạt)
– 3 phần đậu xanh (nguyên hạt).
– 2 phần gạo lứt.
– 1 phần lúa.
5.3.2. Cách cho chim bồ câu ăn
Bạn cần biết rằng việc nuôi chim đúng khoa học là phải có lịch ăn cụ thể với việc cho chim ăn 2 lần/ngày. Vào buổi sáng, bạn nên cho chim ăn từ khoảng 8 – 9h, còn buổi chiều thì vào lúc 14 – 15h là tốt nhất.
Lượng thức ăn sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của chim bồ câu và có thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể. Vì thế như đã nói phía trên thì người nuôi chỉ cần đảm bảo số lượng thức ăn hằng ngày của chim là 1/10 trọng lượng của cơ thể chúng.
Có một lưu ý đối với những người nuôi chim là không nên cho chim ăn lại thức ăn hôm qua. Người nuôi phải để ý và thường xuyên dọn dẹp chuồng, máng thức ăn, nước uống sạch sẽ để chim sống thoải mái và an toàn. Từ đó giúp chim tránh các bệnh vặt, phát triển khỏe mạnh lớn nhanh hơn.
6. Mức giá mua chim bồ câu ở việt nam
Chim bồ câu có nguồn gốc từ Pháp, đây là loài chim được phân bố rộng rãi ở khắp mọi nơi trong đó có Việt Nam. Ngoài làm chim cảnh, bồ câu còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và dinh dưỡng. Trung bình một con bồ câu nặng từ 300 – 400 gram.
Trên thị trường, bồ câu thịt có giá từ 85.000 – 100.000 đồng/ kg. Bồ câu giống có giá từ 200.000 đồng/ cặp (tùy vào giống và độ tuổi mà bồ câu có giá khác nhau).
Chim bồ câu theo đặc điểm
Chim bồ câu thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi)
Chim bồ câu giống
Chim bồ câu cảnh (giá chim tơ)
Ghi chú
Chim bồ câu Pháp
60.000 – 70.000/ con
200.000 – 250.000/ cặp (con 2 – 3 tháng tuổi)
Xem thêm : Các giống gà ta lai tại Việt Nam, nguồn gốc và giống nuôi phổ biến
400.000 – 500.000/ cặp (con 6 tháng tuổi)
Giá thay đổi nếu nguồn gốc của chim bồ câu là khác nhau
Chim bồ câu gà
200.000 – 300.000/ con
1.500.000 – 2.000.000/ cặp (chim giống đã sinh sản)
Chim bồ câu ta
80.000 – 100.000/ con
200.000 – 250.000/ cặp (con 2 – 3 tháng tuổi)
300.000 – 350.000/ cặp (con 6 tháng tuổi)
Chim bồ cầu Ai Cập
2.000.000 – 3.000.000/ cặp
600.000 – 900.000/ con
Chim bồ câu vảy cá
1.000.000/ cặp
200.000 – 400.000/ con
Chim bồ câu xòe
1.000.000/ cặp
500.000/ cặp
Chim bồ câu sư tử
1.500.000/ cặp
800.000/ cặp
Chim bồ câu banh
1.000.000/ cặp
500.000/ cặp
Ngoài ra bồ câu Nicoba là loài chim kiểng quý được ghi nhận vào sách đỏ Việt Nam. Loài này khó nuôi hơn các loài chim kiểng khác nên giá đắt đỏ, lên đến hàng chục triệu đồng. Bên cạnh đó bồ câu thiên nga, bồ câu sư tử cũng là bồ câu kiểng, mức giá của loại này khoảng 2 triệu đồng/ cặp.
7. Nơi mua bán chim bồ câu Toàn quốc đẹp, giá rẻ uy tín
Với mức độ phổ biến của giống này tại Việt Nam thì bạn sẽ không quá khó khăn để tìm được người rao bán chim bồ câu tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí là nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Tuy nhiên khuyến cáo bạn nên tham gia vào Chợ tốt để nhận được sự tư vấn chính xác cho bạn chú chim đẹp, hót hay và có nhiều hơn những kiến thức bổ ích về loài chim này cũng như nhận sự bảo hành chu đáo của hệ thống shop.
8. Lý do nên mua bán chim bồ câu trên Chợ Tốt Thú Cưng
Bạn đang có nhu cầu mua chim cảnh phục vụ cho sở thích của mình nhưng chưa biết mua ở đâu để có nhiều sự lựa chọn ? Hãy truy cập ngay vào Chợ Tốt – Chợ mua bán, trao đổi chim bồ câu trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, những tin rao bán tại đây đã được đội ngũ nhân viên của Chợ Tốt kiểm duyệt kỹ càng, giúp người mua an tâm hơn khi liên hệ.
Nếu bạn đang có nhu cầu bán chim cho ai có nhu cầu cần, hãy truy cập vào Chợ Tốt, tạo tài khoản và đăng tin rao bán trên Chợ Tốt, tin đăng của bạn càng chi tiết, càng rõ ràng hình ảnh càng chân thực thì càng được kiểm duyệt nhanh đồng thời những người mua cũng tin tưởng liên hệ nhiều. Chúng tôi sẽ giúp người mua và người bán tìm thấy nhau một cách nhanh chóng nhất. Chúc bạn có những giao dịch thành công tại Chợ Tốt Thú Cưng.
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức