Nếu đang cân nhắc nuôi gà Đông Tảo (Đông Cảo), bài viết này có thể sẽ phần nào đó hữu ích với các bạn. Sau đây, xin giới thiệu tới các bạn kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo thịt mau lớn và cho thịt ngon.
1. Chọn giống gà Đông Tảo chuẩn
Cũng như các giống gà có giá trị kinh tế cao khác, gà Đông Tảo giống cũng rất dễ bị trà trộn các giống lai tạp. Do đó, khi mua gà về nuôi, nếu chọn gà con, các bạn nên liên hệ với các cơ sở cung cấp giống uy tín.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách nuôi gà Đông Tảo mau lớn, thịt ngon
Nếu chọn mua gà trưởng thành làm giống, ngoài việc mua ở cơ sở uy tín, các bạn cũng có thể căn cứ ngoại hình của gà để chọn giống: chọn những con giống khỏe mạnh, chân to tự nhiên (không phải to do phù), đỏ, thẳng đều, ngoại hình cân đối, màu lông đẹp.
2. Chuẩn bị cơ sở vật chất nuôi gà Đông Tảo
Chuẩn bị điều kiện nuôi gà Đông Tảo
Tùy theo điều kiện về diện tích nuôi và vốn đầu tư vào cơ sở vật chất, các bạn có thể chọn 1 trong 3 mô hình làm chuồng: thả vườn, bán chăn thả (vừa nhốt vừa thả ở một khoảng đất nhất định) – mật độ nuôi 100 con/ 40-60m2 hoặc nuôi nhốt hoàn toàn. Lý tưởng nhất vẫn là nuôi theo hình thức thả vườn để gà có tinh thần thoải mái, có cơ hội vận động cho thịt ngon, chân to.
Chuẩn bị chuồng nuôi
Chuồng cho gà phải cao ráo và thoáng mát. Chuồng cần tránh mưa gió tạt trực tiếp vào, đồng thời cũng tránh được chim chuột, rắn đến ăn gà vào ban đêm.
Khi xây chuồng nên xây chuồng cao hơn nên đất để tránh mưa ngập. Đồng thời cũng tránh được khí lạnh từ đât ẩm lên. Đáy chuồng bạn nên lót trấu để gà được ủ ấm.
Nên chọn vị trí xây chuồng cao ráo, thoáng mát vào những ngày nóng và ấm áp vào những ngày lạnh, mặt chuồng ngoảnh hướng đông hoặc đông nam. Nền chuồng làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, tránh được ẩm là tốt nhất. Nếu nuôi gà theo hình thức bán chăn thả thì nền chuồng nên đổ bê tông hoặc lát gạch, sân vườn để nền đất, tốt hơn nữa là có thêm cả cây cỏ.
Xem thêm : Làm giàu từ mô hình nuôi vịt đẻ siêu trứng – Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
Bà con cũng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chứa thức ăn, nước uống trong khuôn viên nuôi gà. Bao quanh khuôn viên, bà con nên bố trí sẵn rèm che, vải hoặc bạt để dùng khi thời tiết không thuận lợi.
Tường chuồng nuôi có thể xây cao hoàn toàn bằng gạch hoặc xây lửng 0,5m, quây lưới xung quanh đến độ cao khoảng 3 – 3,5m.
Hệ thống đèn chiếu sáng
Bà con cũng nên lưu ý đến hệ thống đèn chiếu sáng vì nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nuôi gà con. Chế độ chiếu sáng tham khảo như sau:
- Gà ≤ 2 tuần tuổi: 24/24.
- Gà 3 – 7 tuần tuổi: 23/24.
- Giai đoạn gà 8 – 11 tuần tuổi: giảm dần thời gian chiếu sáng cho tới khi đạt 13/24
- Gà 12 – 18 tuần tuổi: sử dụng ánh sáng tự nhiên, không cần thắp sáng
3. Thức ăn cho gà Đông Tảo
Muốn gà cho hiệu quả kinh tế cao, nguyên tắc đơn giản mà các bạn phải thuộc nằm lòng là cho gà ăn đủ chất, đúng loại thức ăn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của gà ở từng độ tuổi.
Gà mới sinh 1 ngày tuổi, bà con cho ăn tấm hoặc có thể ăn bắp (ngô) xay nhuyễn, kết hợp bổ sung đường và Vitamin C vào nước uống.
Gà từ 2 ngày tuổi đã có thể cho ăn cám công nghiệp của gà con (theo độ tuổi), cùng với cho ăn bổ sung các loại ngũ cốc như thóc, cám hay đạm động trước khi gà đi ngủ.
Với gà thịt, vào giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng, có thể tăng cường thức ăn hỗn hợp trộn sẵn cám, bắp, cho gà ăn cả ngày không cần giới hạn số lần ăn. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau băm nhỏ để thịt gà săn, chắc, ngon.
Xem thêm : Virus cúm C: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Bên cạnh thức ăn, bà con cũng cần nhớ cho gà uống đủ nước sạch.
4. Phòng bệnh cho gà Đông Tảo
Vì là giống gà quý nên việc phòng bệnh cho gà Đông Tảo cẩn thận là rất cần thiết.
Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại, và các dụng cụ ăn uống của gà là yếu tố đóng vai trò đảm bảo gà của các bạn ít bị bệnh dịch, có sức khỏe tốt và nhanh lớn. Tốt nhất là các bạn không cho người lạ ra vào chuồng gà, nếu vào phải mang quần áo khử trùng.
Cũng quan trọng như vậy, tiêm vaccine đầy đủ cho gà để tránh các bệnh Marex, dịch tả, viêm phế quản, Gumboro, đậu, cầu trùng, E-coli, thương hàn, dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ là việc các bạn tuyệt đối phải làm đầy đủ và đúng thời điểm.
Lịch tiêm chủng định kì cho gà con
Cần theo đúng lịch tiêm để gà luôn khoẻ mạnh và phòng ngừa dịch bệnh
- Gà ở 3 – 5 ngày tuổi: tiêm phòng Newcastle chủng F ( hệ 2 ) lần 1: bằng nhỏ vào mắt hoặc mũi một giọt
- Gà ở 7 ngày tuổi: tiêm phòng bệnh Đậu Gà: dùng kim tiêm vào vùng da mỏng dưới cánh gà.
- Gà ở 8 – 10 ngày tuổi: tiêm phòng Gumboro lần 1: dùng nhỏ vào mắt hoặc uống hoặc cho tiêm dưới da một giọt.
- Gà ở 21 ngày tuổi: tiêm phòng Newcastle chủng F ( hệ 2 ) lần 2: có hai loại vac -xin để tiêm phòng là Laxota ( dùng để uống) và Newcastle chịu nhiệt ( trộn vào thức ăn ).
- Gà ở 23 – 25 ngày tuổi: tiêm phòng Gumboro lần 2: dùng nhỏ vào mắt hoặc uống hoặc cho tiêm dưới da một giọt.
- Gà ở 30 – 35 ngày tuổi: tiêm phòng Tụ huyết trùng gia cầm: tiêm vac-xin vào dưới da cổ hoặc da mặt trong đùi gà.
- Gà trên 60 ngày tuổi: tiêm phòng Newcastle chủng M ( hệ 1 ): Với gà đẻ hoặc gà hậu bì thì tiêm dưới da cổ hoặc mặt trong đùi gà; mỗi sáu tháng tiêm lại một lần.
Trên đây là cách nuôi gà Đông Tảo mau lớn, thịt ngon mà Mạnh Hoạch biết và chia sẻ cho các bạn. Chúc các bạn nuôi gà Đông Tảo thành công.
Xem thêm: BÍ QUYẾT LÀM 6 MÓN ĂN NGON TỪ GÀ ĐÔNG TẢO
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức