Lý thuyết Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
Bài giảng Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
Bạn đang xem: Lý thuyết Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
I. CÁC NHÓM CHIM
– Số lượng loài: Hiện nay, lớp Chim được biết khoảng 9600 loài. Ở Việt Nam, đã phát hiện 830 loài.
– Phân loại: Lớp Chim được chia làm 3 nhóm sinh thái lớn: nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi, nhóm Chim bay.
1. Nhóm Chim chạy
Đà điểu Phi
Đà điểu Úc
Đà điểu Mĩ
– Số lượng loài: Bộ Đà điểu gòm 7 loài, phân bố ở Châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
– Đại diện: Đà điểu Phi, đà điểu Mỹ, đà điểu Úc.
– Đời sống: Chim chạy hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tín chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng.
– Đặc điểm cấu tạo: Cánh ngắn, yếu, chân cao, to khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón.
2. Nhóm Chim bơi
Chim cánh cụt
– Số lượng loài: Bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán Cầu.
– Đại diện: Chim cánh cụt.
– Đời sống: Chim bơi hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, song thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển.
– Đặc điểm cấu tạo: Bộ xương cánh dài, khoẻ; có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước; chim có dáng đứng thẳng; chân ngắn, 4 ngón và có màng bơi.
3. Nhóm Chim bay
Đại diện điển hình cho một số loài chim thuộc nhóm Chim bay
– Số lượng loài: Gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Nhóm Chim bay gồm một số bộ như: bộ Gà, bộ Ngỗng, bộ Cắt, bộ Cú.
– Đại diện: chim bồ câu, chim én,…
– Đời sống: Chim bay là chim biết bay ở những mức độ khác nhau. Chúng có thể thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mỏng két), ăn thịt (chim ưng, cú).
– Đặc điểm cấu tạo: Cánh phát triển, chân có 4 ngón.
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của mỗi bộ chim thích nghi với đời sống của chúng:
Đặc điểm
Xem thêm : Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim cút đạt hiệu quả kinh tế cao
Bộ Ngỗng
Bộ Gà
Bộ Cắt
Bộ Cú
Mỏ
Mỏ dài, rộng, dẹp, bờ mỏ có những tấm sừng ngang.
Mỏ ngắn, khỏe.
Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn.
Mỏ quặp nhưng nhỏ hơn.
Cánh
Cánh không đặc sắc.
Cánh ngắn, tròn.
Cánh dài, khỏe.
Dài, phủ lông mềm.
Chân
Chân ngắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trước.
Chân to, móng cùn, con trống chân có cựa.
Chân to, khỏe có vuốt cong, sắc.
Chân to, khỏe có vuốt cong sắc.
Đời sống
Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn.
Kiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp, giun, thân mềm.
Chuyên săn bắt mồi về ban ngày, bắt chim, gặm nhấm, gà, vịt.
Chuyên săn mồi về ban đêm, bắt chủ yếu gặm nhấm, bay nhẹ nhàng không gây tiếng động.
Đại diện
Vịt trời, mỏng két,…
Gà, công,..
Cắt, chim ứng,…
Cú lợn, cú mèo,…
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Xem thêm : Tổng hợp các loại thức ăn dành cho tắc kè tốt nhất khi nuôi nhốt
Chim là những động vật thích nghi cao với sự bay lượn và với những điều kiện khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung như sau:
– Là những động vật có xương sống.
– Mình có lông vũ bao phủ.
– Chi trước biến thành cánh.
– Có mỏ sừng.
– Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
– Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
– Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
– Là động vật hằng nhiệt.
IV. VAI TRÒ
1. Lợi ích
– Bảo vệ nông nghiệp, lâm nghiệp: Chim ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm gây hại.
– Cung cấp thực phẩm: Chim được chăn nuôi (gia cầm) để cung cấp thực phẩm.
– Làm chăn, đệm (lông vịt, ngan ngỗng); đồ trang trí, làm cảnh (lông đà điểu).
– Huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng,…); phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô,…)
– Giúp phát tán cây rừng (chim ăn quả rụng phát tán cây rừng) hoặc giúp thực vật thụ phấn (chim hút mật, ăn mật hoa giúp sự thụ phấn cây,…).
2. Tác hại
+ Gây hại cho kinh tế nông nghiệp: ăn hạt, quả, cá,…
+ Là động vật trung gian truyền bệnh.
Lý thuyết Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
Lý thuyết Bài 46: Thỏ
Lý thuyết Bài 47: Cấu tạo trong của Thỏ
Lý thuyết Bài 48: Đa dạng của lớp thú, Bộ thú huyệt, Bộ thú túi
Lý thuyết Bài 49: Đa dạng của lớp thú, Bộ dơi, Bộ cá voi
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức