Trước đây chăn nuôi nhỏ lẻ bà con thường tận dụng rau bèo, cám gạo, bã bia, bã sắn, bỗng rượu… khoai lang giun nấu thành cháo lợn để cho ăn, cũng không cần phải tính toán gì.
Tuy nhiên nếu chăn nuôi ở quy mô lớn, hay trang trại thì không thể không tính toán, nếu lỗ cũng sẽ là con số rất lớn, vì vậy cần phải có tiêu chuẩn để chăn nuôi lợn hiệu quả. Dưới đây là tỷ lệ cho lợn ăn hợp lý và hiệu quả nhất.
Bạn đang xem: Cho lợn ăn bao nhiêu là hợp lý – Cách cho heo ăn hiệu quả nhất
Để chăn nuôi lợn (heo) hiệu quả cần có các loại cám với đầy đủ thành phần dinh dưỡng như cám công nghiệp đóng bao, hoặc cám viên tự ép bằng máy ép cám viên, với công thức dinh dưỡng đầy đủ mới có thể cho hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên không phải cứ cho ăn thật nhiều là nhanh lớn, như vậy cho lợn ăn bao nhiêu là hợp lý.
Nếu cho ăn quá ít, thiếu chất thì lợn sẽ chậm lớn vì khi đói chúng sẽ tiêu hao lượng mỡ dự trữ vì vậy cần phải cho ăn vừa đủ để tiết kiệm chi phí, đảm bảo tăng trưởng và có lãi. Bà con có thể áp dụng công thức chung dưới đây để áng lượng thức ăn cho lợn ăn mỗi ngày, theo một số giai đoạn phát triển.
Công thức cho lợn ăn hợp lý và hiệu quả.
Xem thêm : Lịch tiêm vacxin cho gà và phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh
– Giai đoạn từ 10 đến 30kg mỗi ngày cho ăn khoảng 5.3% trọng lượng của heo, và cho ăn 3 lần / ngày
– Heo từ 31 – 60kg cho ăn khoảng 4.2% của trọng lượng, và cho ăn 2 lần / ngày.
– Heo từ 60 kg đến khi bán cho ăn khoảng 3.3% khối lượng của heo, và cho ăn 2 lần / ngày
Ví dụ: Trọng lượng của heo là 50kg tỷ lệ là 4.2% như vậy 50 x 4,2% = 2.1kg thức ăn / ngày chia làm 2 lần.
Với tỷ lệ chuẩn như vậy có thể áp dụng cho các loại cám chuyên dùng cho heo thịt, hoặc loại cám viên tự ép theo tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp.
– Cám viên công nghiệp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cám công nghiệp như Cám C.P, Cám Cargill, Cám Nova, Cám con cò, Cám AiNi …và còn rất nhiều thương hiệu khác. Giá cho một bao cám 25kg giá khoảng 275 – 290.000đ. Các loại cám sản suất tại Việt Nam như : Lái Thiêu, Anco, Dabaco, Hascofeed, Vina… có giá thành rẻ hơn để cạnh tranh với các loại cám nhập khẩu. Tuy nhiên vẫn còn có loại cám rẻ hơn nữa, đó là cám tự làm bà con tham khảo bên dưới.
Tổng chi phí khi chăn nuôi lợn.
Ước lượng khi chăn nuôi một con lợn từ khi mua giống, đến khi xuất chuồng. Theo bảng tính thì chi phí thức ăn chiếm tới 60%.
– Cám viên tự ép bằng máy ép cám viên
Cám viên tự ép có giá thành rẻ chỉ bằng 1 nửa, hoặc 2/3 so với các loại cám đóng bao trên thị trường. Nếu bà con chăn nuôi nhiều, sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí thức ăn, như vậy sẽ lãi cao hơn.
Tuy nhiên bà con cũng phải bỏ chút công sức để ép các loại hỗn hợp thành cám viên, chỉ cần 1 chiếc máy ép cám viên của công ty Bình Quân là có thể tự ép cám được rồi. Chi tiết các loại máy ép cám viên giá rẻ tận xưởng chế tạo xem tại đây : https://congtybinhquan.com/sp/may-ep-cam-vien
Để tự ép cám viên cần có tỷ lệ, bà con tham khảo bảng công thức dinh dưỡng tự trộn dưới đây để ép thành viên cám có đầy đủ dinh dưỡng.
Cám công nghiệp đóng bao và cám tự ép loại nào rẻ hơn.
Cám công nghiệp : Để ép ra viên cám cần có nguyên liệu, để sản xuất số lượng lớn các loại cám côn nghiệp sẽ phải nhập khẩu thêm một số thành phần bị thiếu, vì vậy giá cám sẽ tăng cao. Cộng thêm chi phí đóng bao, vận chuyển, phân phối qua các đại lý vì vậy giá chắc chắn sẽ cao hơn cám tự làm.
Cám tự ép : Tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ tại địa phương như ngô hạt chỉ khoảng 5 – 6000đ / kg, bã dầu lạc chỉ 3 – 5.000đ / kg, đầu cá, cá tép, bã bia, bã sẵn, bã đậu nành, giun trùn quế, xác ruồi, nhộng ruồi lính đen và một số loại phụ phẩm nông nghiệp có giá rất rẻ, phối trộn và ép thành viên cám hoàn chỉnh, chỉ phí chỉ khoảng 6 – 7000đ / kg cám.
Kết luận : Tự làm cám viên là một lựa chọn thông minh, khi chăn nuôi số lượng lớn chi phí thức ăn cũng rất lớn. Tiết kiệm được bao nhiêu sẽ chuyển thành lãi suất khi bán. Hiện nay rất nhiều trang trại đã chuyển sang làm cám chứ không còn nhập cám đóng bao như trước nữa.
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức