Có nhiều cách phân loại thức ăn cho heo. Một trong những cách phân loại là như dưới đây:
Loại thức ăn Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm Tự trộn Dùng các loại thực liệu tại chỗ để tự pha trộn thành thức ăn cho heo Chi phí thấp
Bạn đang xem: Các dạng thức ăn cho heo hiện nay
Tận dụng được nguyên liệu sẵn có
Tốn công
Khó đảm bảo chất lượng nguyên liệu
Hỗn hợp toàn phần Thức ăn đã được cơ sở sản xuất chuyên nghiệp về thức ăn gia súc tổng hợp và pha thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của heo ở các giai đoạn sinh trưởng
Có 2 dạng: bột mịn và viên (chỉ khác nhau về hình thức, không khác nhau về giá trị dinh dưỡng)
Xem thêm : Chào Mào Sinh Sản Vào Tháng Mấy Trong Năm? Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Sinh Sản
Thành phần dinh dưỡng được tính toán, pha trộn cân đối
Các nguồn thực liệu được kiểm soát, xử lý chặt chẽ => đảm bảo chất lượng
tiện dụng
Có nhiều thời điểm, chi phí sẽ tăng cao Đậm đặc Tính chất tương tự như thức ăn hỗn hợp toàn phần nhưng nơi sản xuất chỉ pha trộn các loại thực liệu chứa nhiều chất đạm, chất xơ và chất bổ sung để bà con trộn với các loại thức ăn có sẵn Phù hợp với điều kiện chăn nuôi quy mô nhỏ, trung bình ở vùng nông thôn => giảm chi phí, thuận lợi trong việc chuyên chở Bổ sung Là bột vỏ sò, xương… hoặc các thức ăn được chế biến ở dạng các chế phẩm hỗn hợp premix (có thể có kháng sinh) để pha trong nước uống, trộn trong thức ăn Bổ sung hoặc tăng cường dưỡng chất cho heo khi cần
Như vậy, bà con có thể thấy, cám heo đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng đàn heo. Vậy, trên thị trường hiện nay có những loại cám heo nào?
Có thể phân loại cám heo theo độ tuổi của heo, theo mục đích chăn nuôi…Trong bài viết này, chúng tôi chia cám heo thành hai loại dựa trên nguồn gốc của cơ sở sản xuất cám: cám nội và cám ngoại.
Cám heo nội địa
Cám nội là cám do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, thường rẻ hơn cám ngoại. Các thương hiệu cám nội địa có thể kể đến như Anco, Dabaco, Lái Thiêu, Thanh Bình, HascoFeed, Vina…
Xem thêm : Cách phát hiện và điều trị heo bỏ ăn triệt để nhà nông nào cũng nên biết
Cho đến nay, dù chất lượng không thua kém, giá bán lại rẻ hơn, nhưng cám nội hầu hết mới chỉ khẳng định được tên tuổi với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, một số nhãn cám như Anco, Dabaco cũng trở thành điểm sáng khi đặt chân được vào các khu công nghiệp chăn nuôi.
Cám heo nhập ngoại
Cám ngoại là cám được sản xuất bởi các công ty liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài (Pháp, Mỹ, Thái Lan, Anh, Thụy Sĩ, Hàn Quốc) … Thương hiệu cám Con Cò của Liên doanh Việt – Pháp Proconco là thương hiệu xuất hiện có thể nói là sớm nhất ở nước ta.
Dần dần, lần lượt các công ty nước ngoài tham gia thị trường và làm phong phú hơn thị trường thức ăn chăn nuôi ở nước ta. Hiện nay, cám CP của CP Group Thái Lan là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Để chọn được thương hiệu cám heo phù hợp, bà con nên cân đong đo đếm sự đáp ứng của loại cám đó với ba tiêu chí: chất lượng cám, các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ tài chính. Cụ thể:
Nếu chất lượng cám đủ tốt, doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật (ví dụ: cử bác sỹ thú y đến tận nhà tư vấn về kỹ thuật…) hoặc hỗ trợ tài chính (ví dụ: cho nhập cám trước, trả tiền sau; cho vay vốn để tổ chức hoạt động sản xuất) thì bà con có thể tận dụng để tăng tiềm lực phát triển chăn nuôi.
Sau đây là giá một số loại cám heo tốt và phổ biến trên thị trường (cập nhật trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 10/2018, giá này thay đổi tùy vào chủng loại cám cụ thể của từng hãng, và tùy vào chiết khấu của từng đại lý).
Sản phẩm Giá cám (dạng viên, bao 25kg, dành cho heo thịt 25-60kg/con) CP 289.750 đ Con Cò 287.500đ Nova 279.250đ Lái Thiêu 277.200đ Cargill 275.000đ Aini 275.000đ
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức