Mô hình nuôi VỊT XIÊM ngàn con hiệu quả

Posted by

Video cách trộn thức an cho vịt xiêm

Dành cho bà con đang chuẩn bị nuôi vịt xiêm thương phẩm. Bắt đầu từ việc quan sát cả đàn kỹ trong vòng ba ngày đầu tiên, nhất là ngày đầu khi mới lấy giống về. Chế độ ăn bổ sung rau như thế nào hợp lý nhất và một số rủi ro nuôi vịt xiêm.

Quây úm vịt xiêm

Vịt xiêm một ngày tuổi

Sau khi lấy vịt xiêm về kiểm đếm, tách riêng quây trống mái, tiến hành ổn định cho quen với môi trường. Khoảng hai giờ rồi sau đó mình pha gluco kc với điện giải. Cụ thể là nước biển khô một gói pha với một lít nước.

Chia ra các bom nước uống như vậy là mỗi bom một trăm con. Song song với đó là cân thể trọng thì mình xác định trung bình là năm mươi gam trên một cá thể. Ghi lại nhật ký và dựa vào đó để tính lượng thuốc.

vit xiem

Nếu trên ba mươi ba độ thì ta tắt bỏ đèn đi và mở thêm quạt cho nó thông thoáng. Quạt này là ở trong chuồng không có lấy khí bên ngoài nên là không phải sợ gió lùa.

Thời điểm cho vịt xiêm uống nước

Đối với úm vịt xiêm ngày đầu thì yếu tố quản lý cực kỳ quan trọng. Về được vài tiếng đồng hồ rồi thì cho uống bù nước thứ nhất, thứ hai là tiếp sức cho nó. Quan sát thấy con nào chưa uống được nước, có biểu hiện khác thường thì sẽ bắt riêng cho uống. Làm quen với nước và bom nước, khâu quan sát ngày đầu tiên rất cần thiết. Cố gắng canh một chút để việc úm vịt được suôn sẻ và đều hơn.

Đàn vịt xiêm tốt là sau khi lấy về hao ít, ví dụ hai trăm con vận chuyển đi xa thì chỉ hao hụt một đến hai con thôi. Độ đồng nhất rất cao về màu và kích cỡ, giống chuẩn. Chỉ hai tiếng đồng hồ thôi mà bung ra rất tốt, đi lại chạy nhảy tốt, phản xạ tốt, tản đều.

vit xiem

Bắt đầu cữ uống nước thứ hai cách cữ trước ba giờ. Sau khi chúng đã uống hết mười hai ít ở mười hai bom. Lượng vịt xiêm ở đây là một ngàn hai trăm con, ba giờ đồng hồ là hết nước đó.

Tiếp tục mình xài nước biển khô một gói cho một lít. Cữ này chỉ cho thêm vitamin tổng hợp nữa thôi, đợi sau đến khi hẳn hai mươi bốn giờ. Phân suôn ra ngoài rồi thì mới cho vào thức ăn.

Tham Khảo Thêm:  3 cách phòng chống bệnh cho gà con mới nở HIỆU QUẢ nhất

Thức ăn cho vịt con

Với một ngàn hai vịt xiêm thì dự kiến sử dụng khoảng hai bao thức ăn gà. Một số lưu ý với vấn đề tập ăn là mình phải chọn thức ăn nhuyễn mảnh cho nó dễ ăn. Thứ hai là mình phải chọn loại thức ăn thật tốt, để khi ăn rồi nó hấp thu triệt để được mạnh và nhanh. Kích thích phát triển được hệ tiêu hóa.

Tầm hai ba bữa thôi thì phát triển rất là tốt, cho nên là thức ăn phải tốt và có độ hấp thu cao. Không cần phải đạm cao, khi nhấp thức ăn vô kết hợp cho uống men vi sinh. Không mắc máng uống gần quá hoặc ngay bến dưới đen sưởi. Và cũng không được pha dư nước vitamin quá bởi nó sẽ bị biến đổi mất chất dưới đèn sưởi.

Men vi sinh cũng bị giảm chất lượng cho nên là mình phải mắc xa. Và các thứ bổ sung này ta đều cho dạng uống hết vì thức ăn mảnh rất khó trộn.

Thức ăn có thể chọn loại của công ty ngoài hay ở trong nước đều tốt. Còn liên quan đến cả vấn đề tài chính và chính sách của đại lý nữa.

Với giai đoạn tập ăn thức ăn mảnh, mùi vị cũng như là độ hấp dẫn. Quyết định lớn đến vấn đề kích thích nhanh hay chậm. Một bom thức ăn tương đương tám mươi cá thể, mình đổ một chén nhỏ bằng nắm tay. Để mình tập cho chúng ăn và cũng không cho no quá.

Lưu ý sàn quây úm

Đối với rơm, trấu hay sàn lưới để úm thì cũng có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên khi qua nghiên cứu và tham quan với những công ty lớn, quy mô lớn thì đa số dùng trấu. Và như vậy rất thành công, rơm khó mua và cũng khó xài. Nếu các bạn có rơm sẵn thì cũng được tuy nhiên cần phơi khô.

Với sàn lưới thì nó dễ bị lạnh chân và nếu mắt lớn thì lại phải lót thêm một lớn mắt nhỏ.

Tập tính của con vịt xiêm thì chúng hay vầy nước. Cho nên cần có cục gạch bông để hút nước và không bị ảnh hường đến trấu. Trấu cũng ít vào trong máng nước.

Quan trọng nhất làm mình vượt qua được ba ngày đầu tiên. Khi thấy vịt uống nước đều, thấy lông hơi ướt ướt rồi thì bỏ bom nước ra. Đảo như vậy vài lần thì lại thay nước mới, với bom cám cũng như vậy. Đảo vị trí để vịt xiêm càm thấy mới, và các con ăn được đều hơn.

Tập tính của con vịt xiêm là nó hay nằm chồng lên nhau. Mình đảo để cho nó tản ra đều hơn.

Úm ngan, vịt hay gà ta cũng phải để ý không có âm thanh lạ. Chứng tỏ một vài con trong số chúng đang có vấn đề cần xử lý.

Tham Khảo Thêm:  3 cách phân biệt gà con trống mái chính xác nhất mọi người nên biết

Thức ăn rau xanh cho vịt xiêm

Là thành phần không thể thiếu với gia súc, gia cầm đặc biệt là nuôi quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình. Rau xanh, chuối cây, các phụ phẩm thay thế một phần thức ăn viên.

Tuy vậy thì hiện nay có loại thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn phối trộn kiểu đó. Bên cạnh thì cần bổ sung thêm rau xanh cho vị xiêm nữa.

Nguyên tắc bổ sung thức ăn xanh

Vậy thì cho vào giai đoạn vào phù hợp và cho loại rau xanh nào?

Đối với vịt xiêm thì giai đoạn ba tháng khi chuyển đổi mã thức ăn thì bắt đầu cho ăn thức ăn xanh được. Nếu giai đoạn nó còn nhỏ thì mình có thể băm ra chuối cây, rau lang, rau muống, đu đủ chín. Hoặc là dưa hấu… những thứ gì bỏ mà vẫn dùng tốt. Băm ra trộn thêm vào thức ăn cho vịt, gà.

Nguyên tắc đây là dạng thức ăn bổ sung cho vịt xiêm với lượng 5 %. Có nhiều người chia sẻ thường trộn rau cho vịt ăn nhưng vịt lớn chậm. Thì phải hiểu rằng đây là bổ sung thôi, vịt đang nuôi sàn trộn vào nhiều như vậy. Thì nó sẽ lạ miệng ăn rất nhiều, ăn tốt và đi phân cũng tốt. Nhưng đây lại vô tình trở thành khẩu phần ăn chính là rau vì trên 5 %.

Cho nên con vịt phải ăn nhiều hơn để đáp ứng phần năng lượng, mà thực tế vẫn chưa đủ. Do đó ta thấy con vịt ăn nhiều mà vẫn phải nuôi dài ngày hơn.

Ta trộn nhiều như vậy thì cũng cần chú ý vấn đề vệ sinh. Vì chúng ăn nhiều hơn nên lượng phân cũng nhiều hơn. Cho nên nếu nuôi vịt xiêm thương phẩm mà cho nhiều hơn 5 % rau thì sẽ mất nhiều thời gian. Hiệu quả theo đó sẽ giảm đi.

Chốt lại với kỹ thuật nuôi vịt xiêm, với thức ăn xanh bổ sung chỉ cho ăn không quá năm phần trăm. Ta cũng xem xét cách trộn bã bia vào làm thức ăn cho cả vịt đẻ, gà đẻ.

Cách cho thức ăn xanh

Với vịt xiêm ở giai đoạn còn non sau tháng thì mình nên cắt hoặc bằm ra cho dễ ăn. Hoặc mình nên lựa chọn các loại thức ăn có lá mềm, thân mềm dễ ăn như rau muống, rau dền, lá chuối non,… Nhưng mà khi đã lớn rồi, mỏ cứng rồi thì bắt đầu mình nên để nguyên cho nó ăn.

Lá đu đủ, chuối cây mình cắt khúc lớn ra để vịt tự rỉa ăn. Đó là thức ăn bổ sung nên mình cũng chưa cần thiết là nó phải ăn nhiều. Trong kỹ thuật nuôi vịt xiêm kiểu đó thì nó sẽ không có thời gian cắn nhau. Chúng cần phải ăn rỉa không còn thời gian nữa.

Thứ hai nữa là kỹ thuật nuôi vịt xiêm thế này bổ sung thêm được một số chất sơ cần thiết. Ngoài ra việc mà nó cắn, dành giật nhau rau xanh sẽ tạo điều kiện cho nó hoạt động tốt hơn. Thì cách cho ăn thức ăn xanh như vậy mới đúng là cho kiểu thêm trong chăn nuôi vịt thương phẩm.

Tham Khảo Thêm:  Gà H’Mông đen- Giống gà quý hiếm tại Việt Nam

Giai đoạn vịt sau tạo lông

Giai đoạn tạo lông sau khi cắt mỏ rồi mình có thể bằm ra. Nhưng vẫn nên nhớ công thức là không quá năm phần trăm. Và kết hợp thêm một số khoáng chất vào để cho nó hồi nhanh hơn.

Khi mà sau khi cắt xong mỏ đã cứng lại rồi thì ta lại nên cắt khúc lớn. Hoặc giữ nguyên lá cho chúng ăn, về rau thì có rất nhiều loại chúng ta có thể tận dụng cho ăn.

Cũng có một số loại mà ta có thể tận dụng theo hướng dược liệu như đu đủ, ổi,… Một số lá như vậy cho ăn được rất là tốt, còn chuối cây thì cho cây chuối già cũng rất tốt.

Chốt lại trong kỹ thuật nuôi vịt xiêm, cho ăn bổ sung xanh có hai dạng. Một là để nguyên hai là cắt khúc ra thì như đã giới thiệu ở trên. Cần lưu ý tùy vào từng thời điểm và lượng cho không được quá năm phần trăm. Để không bị chuyển thành mô hình dinh dưỡng khác.

Rủi ro trong chăn nuôi vịt xiêm

Đầu tiên có thể kể đến là rủi ro về giống. Tức là phải chọn con giống vịt xiêm ở một nơi cung cấp uy tín, có thương hiệu thì vụ nuôi mới thành công trọn vẹn được. Có thể một đàn có cả vịt bông, trắng, đen tuyền thì chưa có đồng nhất. Tuy nhiên bỏ qua yếu tố màu lông, nếu chúng lớn đồng đều nhau thì coi là tạm được.

vit xiem

Vấn đề quy trình nuôi, tức là về chăm và quản lý vịt xiêm cũng rất quan trọng đó. Cho nên khi đã chấp nhận thì chúng ta phải có một quy trình cho nó phù hợp. Với từng địa phương phải làm vacxin ra sao, bệnh có thể đến sớm hay muộn.

Việc quản lý cần hết sức quan tâm thì quá trình nuôi vịt xiêm mới trọn vẹn được.

Vấn đề về thuốc thì thị trường về thuốc với chăn nuôi của mình gia súc, gia cầm, thủy sản. Rất là mông lung, nhiều thương hiệu mà cũng khó phân biệt thật giả. Khi xác định được đúng bệnh và đúng thuốc chưa chắc chắn, bởi còn phụ thuộc vào chất lượng thuốc nữa.

Bên cạnh đó thì giá thuốc cũng ngày càng cao, cho nên mà mình xuất vịt xiêm giá thấp là mình ngày càng lỗ. Cho nên là chăn nuôi chịu thiệt rất nhiều.

Các loại cám trong thời điểm dịch cũng khan hiếm. Bởi đa phần các nguyên liệu nhập từ ngoài nên giá thức ăn bị đẩy lên.

Dịch bệnh hay thiên tai là rủi ro mà ai chăn nuôi cũng sợ. Xảy ra một cái là coi như cả đàn vịt xiêm có thể mất trắng luôn. Chú ý các bệnh bại liệt, bệnh tả,…

Xử lý tốt ở ba ngày đầu là yếu tố quyết định đến việc thắng lợi chăn nuôi vịt xiêm. Bên cạnh đó thì cũng cần để ý đến một số bệnh hay xảy ra. Chúc bà con thành công!

Theo: Thủy Tiên