Gà bị ủ rũ nhắm mắt là tình trạng gì và điều trị như thế nào?

Posted by

Video cách trị bệnh gà con ủ rũ

Gà bị ủ rũ nhắm mắt, bỏ ăn, xệ cánh nguyên nhân do đâu và phải điều trị như thế nào? Trong quá trình nuôi gà, bất kể gà chọi, gà cảnh hay gà lấy thịt đều có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Sau đây, Chợ Tốt Thú Cưng sẽ mang đến bạn một số chia sẻ hữu ích nếu gà đang nuôi gặp phải tình trạng ủ rũ và nhắm mắt.

Những nguyên nhân khiến gà bị ủ rũ nhắm mắt

Gà bị ủ rũ nhắm mắt là một tình trạng không hề hiếm gặp trong quá trình chăn nuôi. Triệu chứng này có thể xuất hiện trên mọi lứa gà, từ gà con mới nở cho đến gà trưởng thành. Đây cũng được xem là dấu hiệu đầu tiên của một số loại bệnh và triệu chứng trên gà như:

  • Bệnh E.Coli trên gà
  • Bệnh CRD trên gà
  • Bệnh Newcastle trên gà
  • Bệnh tụ huyết trùng trên gà
  • Gà bị suy nhược cơ thể, thiếu chất

Ngoài dấu hiệu mắt lim dim mệt mỏi, gà còn có thể gặp phải một số tình trạng khác như ủ rũ bỏ ăn, chướng diều, xệ cánh hoặc rụng lông. Mỗi tình trạng đều là một cảnh báo căn bệnh mà gà đang gặp phải. Từ đó, người nuôi có thể đưa ra những quyết định can thiệp sao cho phù hợp.

Một số bệnh khiến gà bị ủ rũ nhắm mắt và cách điều trị

Gà ủ rũ do bệnh E.Coli

E.Coli là một trong những căn bệnh kinh điển ở gà mà không ít người nuôi phải đối mặt. Trong đó, dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là gà bị chướng diều ủ rũ, chán ăn, mắt lim dim, đi ra phân xanh có dịch trắng đôi khi lại có thêm máu. Thời gian ủ bệnh E.Coli là từ 1 đến 3 ngày, thời gian phát bệnh dẫn đến nhiễm trùng huyết là khoảng từ 5 đến 7 ngày.

Tham Khảo Thêm:  Phác đồ điều trị sụi chân, bại cánh, bại huyết

Bệnh E.Coli có đặc tính lây lan rất mạnh và có thể bao phủ toàn bộ đàn gà chỉ trong vòng một thời gian ngắn. Vì thế, ngay khi xác định được những cá thể đầu tiên gặp phải tình trạng ủ rũ nhắm mắt thì hãy ngay lập tức cách li và thực hiện điều trị.

Cách điều trị:

  • Tích hợp kháng sinh: Người nuôi bổ sung kháng sinh vào thành phần thức ăn hoặc nước uống của gà. Trong trường hợp gà ủ rũ quá nặng, người nuôi có thể trực tiếp bón cho gà ăn.
  • Sử dụng thuốc đặc trị E.Coli: Thuốc đặc trị căn bệnh E.Coli trên gà có tác dụng ức chế trực tiếp và ngăn chặn sự hoạt động của loại khuẩn này. Người nuôi chỉ cần sử dụng mỗi ngày 2 lần, trong vòng 3 ngày gà sẽ khỏi bệnh.
  • Bổ sung dinh dưỡng: E.Coli là một loại khuẩn tồn tại bên trong cơ thể gà và phát tác khi kết hợp với những điều kiện suy yếu từ bên ngoài. Người nuôi có thể bổ sung điện giải và vitamin để gia tăng sức đề kháng cho gà mau khỏi bệnh.

Gà ủ rũ do bệnh CRD

CRD là bệnh suy hô hấp mãn tính trên gà với những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên là khó thở, khò khè, mệt mỏi, ủ rũ và bỏ ăn. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi gà, đặc biệt dễ gặp ở gà con 3 – 6 tuần tuổi và gà mái đẻ trứng. Khi bệnh trở nặng hơn, gà có thể sẽ xuất hiện thêm một số tình trạng khác như chảy nước mắt, gà mái giảm tỷ lệ đẻ, gà con bị ủ rũ xệ cánh và kém phát triển cân nặng.

Bên cạnh đó, CRD cũng có thể ghép với E.Coli để mang đến một sự đe dọa lớn hơn. Trong điều kiện sống bình thường, việc mắc phải cùng lúc CRD và E.Coli sẽ khiến tỷ lệ tử vong trên gà có thể tăng đến hơn 30%.

Tham Khảo Thêm:  Đặc điểm chung của lớp chim là gì? SGK Sinh học lớp 7

Cách điều trị:

  • Đối với gà chỉ bị CRD: Sử dụng thuốc Tylosin hoặc Tilmicosin kết hợp bổ sung điện giải và vitamin từ 5 – 6 ngày liên tục.
  • Đối với gà bị CRD ghép E.Coli: Sử dụng thuốc Tylodox trong vòng 7 ngày liên tục và cũng đồng thời bổ sung điện giải, vitamin.

Gà ủ rũ do bệnh Newcastle

Bệnh Newcastle (dịch tả) có thể xuất hiện một vài triệu chứng như gà bị ủ rũ bỏ ăn, sưng đầu, sưng mắt, rối loạn chức năng tiêu hóa và hô hấp. Đây là một căn bệnh gây ra do virus nên hầu như không có thuốc đặc trị trên gia cầm, chỉ có thể phòng bệnh và gia tăng sức đề kháng.

Bên cạnh đó, bệnh Newcastle cũng có tốc độ lây lan rất nhanh chóng. Nếu người nuôi phát hiện chậm trễ thì có thể khiến toàn bộ đàn gà bị nhiễm bệnh. Đây là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết trên gà thịt có thể lên đến 90% và giảm tỷ lệ đẻ trứng của gà mái lên đến 60%.

Cách điều trị:

  • Người nuôi bổ sung B – Complex, điện giải và vitamin (đặc biệt là các vitamin nhóm C) để nâng cao sức đề kháng cho gà tự hồi phục.
  • Bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn của gà để kích thích sức đề kháng trực tiếp. Mọi người có thể pha trộn trực tiếp vào thức ăn hoặc nước uống hằng ngày của gà.

Gà ủ rũ mệt mỏi do tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng cũng là một trong những căn bệnh có thể khiến cho gà bị ủ rũ nhắm mắt, mệt mỏi, xệ cánh và bỏ ăn. Đây là căn bệnh cấp tính mang độ nguy hiểm cao, tỷ lệ chết lên đến hơn 90% cá thể trong đàn nếu không điều trị kịp thời. Khi bệnh trở nặng, gà còn xuất hiện thêm một số triệu chứng như sốt cao, kiệt sức, sùi bọt mép và đột tử.

Tham Khảo Thêm:  Sau khi sinh ăn chân chó có nhiều sữa không các mẹ ơi!

Cách điều trị:

  • Đối với trường hợp phát hiện sớm, người nuôi có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc đặc trị sau đây: Bio Amoxicillin, Ampi coli, T.Colivit, Norflox và Enro. Lưu ý sử dụng theo đúng liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ thú y, sau 3 ngày gà sẽ khỏi bệnh.
  • Đối với trường hợp phát hiện trễ và tình trạng trở nặng, người nuôi nên sử dụng 1 trong hai loại thuốc tiêm Linspec 5/10 hoặc Lincospectoject. Lưu ý nên thực hiện tiêm cho cả đàn chứ không chỉ riêng những cá thể bị bệnh.

Cách phòng ngừa gà bị ủ rũ nhắm mắt

  • Vệ sinh chuồng trại: Những loại bệnh gây nên triệu chứng ủ rũ trên gà đa phần đều đến từ những loại vi khuẩn hoặc virus gây hại. Vì thế, việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này.
  • Tiêm ngừa vắc xin: Hiện nay, người nuôi có thể thực hiện tiêm ngừa những loại vắc xin phòng bệnh cho gà như E.Coli hay CRD.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Trong quá trình nuôi, chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng góp phần giúp gà chống chọi lại bệnh tật. Đặc biệt là những bệnh liên quan đến E.Coli.
  • Quan sát hằng ngày: Người nuôi gà cũng nên thực hiện việc quan sát hằng ngày để có thể phát hiện những cá thể gà bị ủ rũ bỏ ăn từ sớm và đưa ra biện pháp khắc phục. Điều này cũng giúp giảm thiểu tình trạng lây lan cho những cá thể gà khác trong đàn.
  • Đảm bảo mật độ gà trong đàn: Trong trường hợp nuôi nhốt chung, người nuôi nên đảm bảo mật độ gà trong đàn không được quá cao. Phân bố vừa đủ sẽ giúp gà có thêm không gian để phát triển và hạn chế lây nhiễm bệnh tật.
  • Vệ sinh gà thường xuyên: Đối với gà chọi, người nuôi nên thực hiện vệ sinh cho gà sau mỗi trận đấu. Nếu gà gặp phải vết thương hở trong quá trình chọi thì người nuôi cũng nên xử lý cẩn thận bằng những loại thuốc phù hợp.

Gà bị ủ rũ nhắm mắt là một triệu chứng thường gặp của một số loại bệnh đặc thù trên gà. Từ đó, tùy thuộc vào việc chẩn đoán bệnh mà chúng ta có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chợ Tốt Thú Cưng chúc bạn sớm thành công chữa trị cho gà cưng của mình.