Còn ai khác vẫn chưa biết phân biệt gà trống và gà mái khi mới nở? dám chắc với bạn là còn rất nhiều, vì điều này không hề đơn giản, không thì bạn đã chẳng tìm đến đây. Nếu bạn đã có cách phân biệt được rồi, xin cũng đừng vội rời đi, dưới đây còn chia sẻ thêm một vài cách độc đáo mà có thể bạn chưa nghe tới.
Gà con mới nở có vô vàn những điều cần quan tâm, như chúng ta chăm sóc cho một đứa trẻ sơ sinh vậy, gà con chưa hoàn chỉnh hệ thần kinh, hệ bài tiết, bạn phải lo cho chúng chế độ dinh dưỡng, chỗ ăn, chỗ ngủ, kháng sinh, phòng bệnh. Việc phân loại giống đực giống cái ngay từ đầu sẽ thuận tiện cho việc chăm sóc, nhân giống, hay mục đích chăn nuôi của từng gia đình là nuôi lấy hay nuôi lấy thịt. Vậy mời bạn theo dõi một vài kinh nghiệm phân biệt gà trống và gà mái tôi chia sẻ dưới đây.
Bạn đang xem: Phân biệt gà trống và gà mái khi mới nở
I. Phân biệt dựa vào ngoại hình
Phương pháp dựa vào ngoại hình khá là khó khăn vì tùy vào khả năng quan sát của mỗi người. Nhưng nếu nắm rõ tất cả các phương pháp và kết hợp chúng thì sẽ dễ đưa ra được kết luận chính xác hơn.
Xem thêm : Tẩy giun cho gà bằng tỏi
+ Dựa vào thời gian mọc lông: Con gà trống khi mới chào đời sẽ mọc lông chậm hơn con mái, gà mái sẽ phát triển lông dài hơn con trống trong tuần đầu tiên. Còn sau đó 2 tháng trở đi, gà trống sẽ phát triển bộ lông dài và nhọn hơn con mái. Gà trống cũng có xu hướng mọc lông theo từng cụm, còn gà mái sẽ có cách phát triển bộ lông đều hơn.
+ Dựa vào màu lông tơ: Gà trống con thường chỉ có 1 điểm ở đỉnh đầu và kéo dài thành 2 sọc ở lưng, gà mái phần sọc rõ nét hơn, kéo dài hơn và có đến 3 sọc màu đen hoặc nâu sẫm. Gà trống mới chào đời có lông đầu nhạt màu, gà mái thì rõ và sẫm. Phân biệt giới tính gà dựa vào lông tơ thường chỉ rõ với một số giống gà nhất định như Điều, Khét, Chuối,..
+ Dựa vào đầu gà: Quan sát phần đầu gà trống khi mới nở thường lớn và góc cạnh hơn, đầu gà mái thường nhỏ hơn. Hoặc khi giữ chân gà dốc ngược xuống, nếu đầu gà liên tục cựa quậy, co đầu lên thì là gà mái, nếu gà hướng đầu xuống đất, không giẫy giụa thì là gà trống. Phương pháp này cũng tựa như xem phản ứng của chân gà. Giữ cổ và nhấc gà con lên, nếu chân gà thả lỏng duỗi xuống đất thì là gà trống, ngược lại nếu nó cựa quậy khua chân thì là gà mái. Hoặc để gà con nằm ngửa trong lòng bàn tay, phản ứng của chúng cũng sẽ y như vậy.
II. Phân biệt dựa vào khoa học công nghệ
Xem thêm : 10 quy tắc chuẩn độ hàng đầu (Phần 1 – Chuẩn bị mẫu)
+ Phương pháp xem huyệt gà: Là phương pháp có độ chính xác cao, được nhiều chuyên gia áp dụng, nhưng kĩ thuật để thực hiện nó khá là phức tạp. Gà trống có dương vật nằm ở bên trong lỗ huyệt, hình dạng khá giống như một khối u cao. Những người có chuyên môn sẽ dùng tay để bóp cho gà tiết phân ra ngoài, bằng cách này sẽ làm gà mở lỗ huyệt. Nếu không lộ ra khối u hoặc có nhưng nhỏ, miết vào biến mất thì con đang kiểm tra là gà mái, khối u sẽ hình bẹt, nếu khối u cao, miết ngón tay vào mà khối u không biến mất thì là gà trống, khối u sẽ có hình cầu. Tuy nhiên nếu bóp không đúng kĩ thuật thì sẽ làm chết gà con, nên cần có chuyên môn để thực hiện.
+ Dựa vào chyển động của cây kim: Sâu chỉ và cầm cây kim đong đưa trên đầu gà con. Nếu quỹ đạo của nó vòng quanh đầu gà thì nó là gà mái, nếu quỹ đạo của nó tới lui thì nó là gà trống. Phương pháp này khá là dân gian và độ chính xác được đánh giá nhỏ hơn 80%.
Mỗi phương pháp trên đều có độ chính xác nhất định, tốt nhất các bạn nên kiểm tra bằng nhiều cách, và cũng không ngoài những trường hợp đặc biệt, cần từ từ theo dõi hành vi và sự phát triển của chúng.
Xem thêm: Cách soi trứng và theo dõi quá trình phát triển
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức