Gà nòi (gà chọi) là tên một giống gà nội địa của Việt Nam. Ngoài được nuôi phục vụ cho việc chọi gà thì gà nòi cũng là một giống gà có chất lượng thịt rất tốt, là loại gà đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Bài viết này, Mạnh Hoạch sẽ giúp bạn nhận biết gà nòi thuần chủng.
1. Nguồn gốc Gà nòi (gà chọi)
Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu. Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách nhận biết gà nòi (gà chọi) thuần chủng
Thú nuôi gà nòi (gà chọi) đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay tại Việt Nam. Có những người giữ, chăm sóc những chú gà nòi không khác gì chăm bẵm những đứa con của mình. Qua quá trình lai tạo và chọn giống, ở Việt Nam có một số giống gà nòi nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. Ở Việt Nam mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng.
Miền Bắc có gà Thổ hà (Bắc Giang) Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội) ngoài ra tại đa số các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn La, Đô Lương – Nghệ An đều có các dòng gà nòi riêng. Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Ninh Thuận có gà Phan Rang; Khánh Hòa có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà chọi Bình Định phải thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).
Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm.
2. Đặc điểm Gà nòi (gà chọi)
Xem thêm : Chim Yến Phụng: Đặc điểm, cách nuôi – ăn gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Gà chọi với đặc tính là rất “máu” đá nhau. Gà được 7 ngày tuổi đã bắt đầu biết chọi đá. Khi gà chọi nặng khoảng 1 kg thì bắt đầu rụng lông, da chuyển sang đỏ. Con trống có thân hình vạm vỡ hơn con mái với đôi chân cao chắc khỏe, cựa sắc và dài, mào to, mình dài, cổ cao, mắt sắc, da đỏ rực. Gà trống có màu lông mận chính pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu, tích và dái tai màu đỏ. Con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chỉ, mắt đen có vòng đỏ. Mỏ gà có màu trắng ngà, màu đen, xanh lợt, mỏ của chúng ngắn nhưng mổ rất khỏe. Chân gà có màu vàng, đốm nâu, xanh lợt, trắng. Màu cựa giống với màu chân. Màu da ở phần đầu, cổ, đùi, ức, hông là màu đỏ, da dày. Ở lưng, nách, cánh là màu vàng hoặc trắng. Gà chọi có sức khỏe dẻo dai, rất thiện chiến, ít bệnh tất. Gà mái đẻ ít nên tăng đàn chậm. Trọng lượng gà trống trưởng thành từ 3 – 4 kg. Gà mái từ 2 – 2.5 kg.
Đây có thể nói là một giống tốt. Sắc lông chúng đa dạng đủ màu sắc, hình dáng thanh tú, hùng dũng, đặc biệt có cặp cựa dài và rất gan dạ hiếu chiến. Đặc biệt rất nhanh nhẹn. Thịt gà nòi ngon, sản lượng trứng không nhiều mỗi lứa chỉ từ 7-12 trứng. những người nuôi gà nòi chỉ chú ý chúng như một dòng gà chọi.
3. Cách chọn gà nòi để chọi “Nhất mình, Nhì Chân, Tam Đầu, Tứ đuôi”
“Nhất mình”
Là thân hình gà phải tay xương, đặc, nặng trì, đùi to cân đối. Cánh to, kéo dài gần bằng đuôi, bề bản bự, không được cong úp vào thân. Xương lưng phải đều, không to không nhỏ. Không chọn những con vẹo lườn, vẹo cổ, và hở xương ghim (xương chậu bên dưới gần hậu môn). Lý do, nhưng gà này không đá sát cựa, không chính xác huyệt đối phương, mất thế cân bằng khi công và thủ.
“Nhì chân”
Xem thêm : Chu kỳ, hệ số lứa đẻ và ảnh hưởng của nó đến năng suất heo nái
Vì gà lai quá nhiều nên chúng ta không thể xem vảy chính xác như gà nòi hồi xưa. Chân gà rất quan trọng, vảy cũng rất quan trọng vì nó liên quan tới khả năng thành bại khi giao đấu. Có những con gà có cặp chân xấu, tướng xấu, hình xấu nhưng lại thắng những chàng gà danh,vì người ta nói “có tật có tài” hiện bây giờ chưa ai biết tất cả bí mật của các lớp vảy gà ( huyền giáp, lạc mai, khép nách, bán nguyệt, sát cang điểm, nhân tự trung tuyết, nguyệt ám chỉ, nguyệt tà,….) đó là những vảy ít biết vị trí nằm trên chân gà, đôi khi thấy cũng không biết gọi tên như thế nào. Vảy đóng phải tùy tướng gà, chân không rớt ra hướng ngoại, hạng gối và móng hướng nội, cựa hướng vào móng thới càng lâu càng tốt, thới và cựa không được cách xa, phải khít, hàng độ phải rõ ràng ko được úp hoặc chèn.
“Tam đầu”
Tam đầu là đầu gà phải bén, mỏ cụt, mắt sâu, da mỏng. Nhìn phải có thần mới gọi là hay. Sọ trên phải to, gà mới khôn. Mồng gà không được úp hậu, làm gà lúc cuối trận sẽ lủi. Người ta nói mồng trích ăn mồng dâu, mồng dâu ăn mồng lá, mồng lá ăn mồng trích, mồng trập ăn mồng chà, mồng chà ăn mồng lỗ, mồng lỗ ăn mồng trập.
“Tứ Đuôi”
Tứ đuôi là đuôi gà bẹ phải to, đều theo phao câu, làm cho thế gà đá vững bền Nếu đuôi có những gợn sóng là những gà đá cựa hay (những gà có bình dầu bị khô, là những gà yếu làm cho gà dễ bệnh khi chúng ta nuôi). Đuôi gà không beo, hoặc cụp xuống đất, làm cho mất thế khi ra đòn .
Xem thêm:
- 7 món ngon từ gà nòi nhất định phải biết
- Hướng dẫn cách nhận biết gà đông tảo thuần chủng
Nguồn: https://mcwdagasv388.com
Danh mục: Kiến thức