Nguyên nhân dẫn đến gà bị sưng chân và phương pháp điều trị

Posted by

Video cách chữa gà bị sưng ngón chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gà bị sưng chân. Gà sưng chân do vận động mạnh, sưng chân do nhiễm khuẩn không lây truyền, sưng chân do mắc bệnh gout, sưng chân do nhiễm khuẩn có lây truyền… Nội dung chính của bài viết này, Chợ Tốt sẽ liệt kê những loại bệnh phổ biến khiến gà nuôi bị sưng chân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị bệnh.

Gà bị sưng chân do bệnh không truyền nhiễm

Gà bị sưng chân là bệnh gì? Sưng chân ở gà có thể do bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm gây nên. Dưới đây là một số bệnh không truyền nhiễm dẫn đến gà bị sưng ống chân, bàn chân.

Gà bị sưng chân cho bọ đỏ cắn

Bọ đỏ là một sinh vật nhỏ, tròn, khi hút máu sẽ có màu đỏ. Bọ đỏ thường xuyên ký sinh ở trên da gà, bộ phận đùi, khớp chân, cánh gà và dưới vảy móng. Sinh vật này thường ký sinh trên những chú gà giò, có đủ lông để làm nơi trú ngụ an toàn.

Bọ đỏ tụ tập thành từng ổ lớn trên da gà. Chúng hút máu và dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ đồng thời nhả một chút nọc độc ra bề mặt vết thương. Khi gà bị bọ đỏ cắn, vết cắn sẽ ngứa dữ dội, gà bị sưng chân và nổi mẩn trên da. Về lâu dài, phần thịt xung quanh ổ bọ đỏ sẽ sần cứng, đóng thành các lớp dày và có thể bóc tách. Gà khi bị bọ đỏ cắn thường xuyên rỉa lông, rỉa chân, lấy chân cào chỗ ngứa.

Gà bị nhiễm bọ đỏ phần lớn sẽ không tử vong. Tuy nhiên, nếu gà con bị sưng chân khi còn quá nhỏ, từ 1 tháng tuổi trở đi sẽ khiến gà chậm phát triển, chân khô, lông xơ, da tái nhợt. Hậu quả là không đủ cân nặng khi xuất chuồng.

Tham Khảo Thêm:  MN KHƯƠNG ĐÌNH

Với gà trưởng thành, dù dùng với mục đích đá chọi, gà thịt hay làm cảnh khi nhiễm bọ đỏ sẽ ảnh hưởng nhiều đến làn da của gà. Những vết tích bọ đỏ để lại trên da rất rõ ràng như sưng tấy đỏ, xung quanh ổ đóng vảy cứng, ổ ở giữa lõm sâu và có nhiều sinh vật nhỏ bé. Đối với gà thịt, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì có thể ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Gà bị sưng chân do ổ áp xe

Ổ áp xe là tình trạng viêm nhiễm của một tổ chức và khu trú tạo thành một khối mềm. Bên trong khối mềm này có chứa mủ do vi khuẩn, xác bạch cầu và mảnh vụn.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh gà bị sưng chân do ổ áp xe:

  • Gà bị sưng chân thành cục to, sờ vào thấy khối mềm, khu vực da xung quanh đỏ, nhiệt cao, gà giãy dụa khi bị chạm vào, bị bóp do đau.
  • Gà đi khập khiễng, nếu bị nặng có thể dẫn tới què chân.
  • Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng sẽ khiến gà bị sốt, mệt mỏi, chán ăn.
  • Ổ áp xe không xuất hiện theo hình thức đối xứng, thường chỉ có ở 1 bên chân.

Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng. Những yếu tố nhiễm trùng gây bệnh áp xe ở gà chủ yếu là vi khuẩn và ký sinh trùng. Vi khuẩn Staphylococcus aureus là loài có tỷ lệ gây ra áp xe dưới da cao nhất trong các loài. Staphylococcus aureus tấn công vào cơ thể thông qua các tổn thương hở, qua da. Ký sinh trùng gây áp xe làm gà bị sưng chân có thể là các loài giun, sán, amip…

Ổ áp xe nếu để quá nặng, vỡ tổ chức có thể làm nhiễm trùng máu và gây tử vong gà.

Gà bị sưng chân do mắc bệnh gout

Tương tự như bệnh gout ở người, gà bị sưng chân do gout là một dạng viêm đau và sưng khớp. Các giai đoạn này thường diễn ra trong vài tuần và ở các khớp của bộ phận di chuyển. Bệnh gout ở gà xuất hiện khi nồng độ muối urat tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Các tinh thể này có hình kim, hình thành xung quanh các khớp.

Tham Khảo Thêm:  5 cách ủ phân gà nhanh hoai mục đơn giản, giàu dinh dưỡng

Những dấu hiệu cho thấy gà bị sưng chân cho bệnh gout:

  • Gà sưng khớp cẳng chân, bàn chân. Khi sờ vào sẽ thấy nóng và cứng hơn một chút so với bình thường.
  • Gà giãy dụa mạnh và kêu khi người nuôi động chạm vào chân.
  • Di chuyển khập khiễng và hạn chế di chuyển.
  • Gout thường xuất hiện đều đặn ở cả hai bên chân.

Bệnh gout hình thành do chế độ ăn uống của gà có quá nhiều đạm (protein), thiếu nước, thức ăn chăn nuôi bị mốc, khiếm khuyết di truyền khiến thận hoạt động không bình thường… trong đó, thừa đạm là nguyên nhân phổ biến nhất. Nhiều người chăn nuôi gà cưng mong muốn gà ăn nhiều các món thịt (protein động vật) và hạt đỗ (protein thực vật) để phát triển cơ và lông. Cho gà ăn protein là tốt, tuy nhiên, cần xác định liều lượng phù hợp đối với trọng lượng cơ thể gà.

Gà bị sưng chân do bệnh truyền nhiễm

Một loại bệnh truyền nhiễm khiến gà bị sưng chân, sưng khớp đó là viêm khớp chân MS. Bệnh xuất hiện trên mọi lứa tuổi gà từ 4 tuần tuổi trở nên. Viêm khớp chân MS do vi khuẩn Mycoplasma synoviae – MS gây nên. Vi khuẩn MS có thể tồn tại trong môi trường từ 2 – 3 ngày. Bề mặt lưu trú là lông gà, bông, cao su, bề mặt chuồng, chất độn.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh này ở gà:

  • Mycoplasma synoviae – MS trên gà thường bắt đầu với hiện tượng nhiễm trùng đường hô hấp. Gà thở phát ra tiếng khò khè nhẹ.
  • Sau đó, bệnh phát triển gây nhiễm trùng các khớp và gân, viêm màng hoạt dịch. Khớp cẳng chân và xương cẳng thân là khu vực đầu tiên bị sưng to. Sau đó viêm có thể lây lan đến các khớp khác và xương lưỡi hái trên cơ thể.

Con đường lây truyền bệnh viêm khớp chân MS tương đối đa dạng. Gà trong trang trại, gà hoang dã, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, chất độn đều có thể là vật chủ mang mầm bệnh. Vi khuẩn có thể lây qua dịch tiết hô hấp, thức ăn, nước uống dùng chung. Gà bố mẹ cũng có thể lây cho trứng trong quá trình giao phối, đẻ và ấp trứng.

Bệnh lây lan chậm trong đàn. Thời gian ủ bệnh từ 1 – 4 tuần tùy vào kiểu chuồng và điều kiện nuôi. Bệnh có thể lây ra toàn đàn nhưng tỷ lệ tử vong thấp. Hậu quả khi gà bị nhiễm bệnh là

  • Gà đi khập khiễng trong một khoảng thời gian kể cả sau khi đã chữa khỏi bệnh.
  • Trong cơ thể vẫn lưu lại nồng độ vi khuẩn nhất định.
Tham Khảo Thêm:  Gà nuôi con bao lâu thì đẻ trứng tiếp? 1 hay 3 tháng

Điều trị gà bị sưng chân

Khi nhận thấy gà bị sưng chân do bọ đỏ, người chủ trang trại cần làm các công việc sau:

  • Thay thế chất độn chuồng nếu có điều kiện, thiết kế chuồng thông thoáng, cho nhiều ánh nắng vào chuồng.
  • Cho gà sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Hantox 200 hoặc Hantox-spoon hoặc Hantox-spray.
  • Nếu không thể thay thế chất độn thì có thể rắc cây mần tưới lên bề mặt chất độn. Thay lượt cây mới sau 2 – 3 ngày và rắc trong 4 lần để đuổi hết bọ đỏ.

Cách điều trị gà bị sưng bàn chân do mắc bệnh gout, người nuôi cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho gà. Sau một thời gian ăn uống cân bằng, bệnh sẽ thuyên giảm về trạng thái bình thường.

Cách chữa gà bị sưng chân do ổ áp xe đa số cần phải mổ để dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Việc này cần sự hỗ trợ của bác sĩ thú y, dụng cụ chuyên dụng và thuốc kháng sinh.

Khi gà bị viêm khớp chân MS, người chăn nuôi có thể sử dụng 1 trong những biện pháp sau:

  • Kháng sinh tiêm: Sumazinmycin liều 1ml/này/5kg, tiêm 1-3 mũi kết hợp với kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Nashor Tol liều 1ml/ngày/20kg, tiêm 1-3 mũi.
  • Kháng sinh uống: Lincovet GDH liều 1g/ngày/50kg kết hợp với Enroflox 10% liều 1g/ngày/10kg và dùng liên tục 3-5 ngày.

Gà bị sưng phù chân, đau chân thường bỏ ăn. Do vậy, người chăn nuôi cần bổ sung các dưỡng chất như glucose, vitamin tổng hợp, vitamin A, D, E bằng cách hòa với nước cho gà uống. Trộn men tiêu hóa vào khẩu phần ăn hằng ngày để kích thích gà ăn ngon.

Cách phòng chống gà bị sưng chân

Để phòng bệnh gà sưng chân, người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thiết kế chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.
  • Khử khuẩn không gian chuồng nuôi và khu vực xung quanh thường xuyên.
  • Dọn vệ sinh, chất thải, chất độn của lứa cũ và trải lớp mới cho lứa mới. Lớp độn đảm bảo khô thoáng.
  • Thức ăn cho gà cần đảm bảo vừa đủ, cân bằng và dinh dưỡng.

Chợ Tốt đã mang đến cho người chăn nuôi gà những bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm khiến gà bị sưng chân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác phòng bệnh cũng là hoạt động không thể thiếu để quá trình phát triển của gà thuận lợi nhất. Mong rằng qua bài viết, người chủ trang trại sẽ có cách chăm sóc gà phù hợp. Đừng quên tham khảo các giống gà trên Chợ Tốt nếu bạn có nhu cầu mua bán gà giống, gà kiểng, gà nuôi chọi.