Đặc điểm, tập tính của gà trống? Cách để nuôi một con gà trống

Posted by

Gà trống được xem là một chiếc báo thức cho người nông dân vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên ngày nay người ta nuôi gà trống với nhiều mục đích hơn thế nữa. Cùng tìm hiểu thêm về gà trống qua bài viết dưới đây nhé.

I. Gà trống là con gì?

Gà trống là giống đực thuộc loài Gallus gallus, thuộc phân lớp chim. Thời cổ đại thì gà được coi là một loài chim bay với cự ly thấp, mang đặc điểm giống chim: có lông vũ, đôi cánh sải rộng có thể bay. Sau đó gà được con người thuần hóa, nuôi để làm nguồn thực phẩm. Dần dần gà được nuôi nhốt nhiều nên bộ cánh cũng dần thoái hoá và khả năng bay cũng kém hơn. Điểm khác giữa chú gà trống và gà mái là mào đỏ, cựa ở chân cùng tiếng gáy vang xa.

ga trong

1. Đặc điểm của gà trống

Khi mới sinh ra một chú gà con nặng khoảng 30g, đến khi trưởng thành chúng có thể đạt khối lượng từ 3-4kg. Gà trống có bộ lông sặc sỡ và nặng hơn so với gà mái. Phần đuôi dài cong, có màu đen. Gà trống có phần mào gà đỏ đậm, to hơn so với gà mái. thường màu lông của gà trống sẽ đậm hơn, thiên về màu cam hơn vàng.

Tham Khảo Thêm:  Top loại thuốc trị gà khò khè sổ mũi hiệu quả

diem cua ga trong

Chân gà trống có cựa và to hơn so với chân gà mái. Trên cơ thể duy chỉ có phần chân là không có lông. Đôi cánh gà trống sải rộng tuy không thể bay nhưng giúp chúng tấn công rất tốt. Tuổi thọ trung bình của một chú gà trống có thể vào khoảng 10-15 năm.

gà trống

Gà ăn tạp, có thể dùng chiếc cựa sắc nhọn để đào bới ấu trùng trong đất. Hoặc ăn những thức ăn có sẵn do con người cho ăn. Đặc biệt gà là loài động vật không có răng chỉ có một chiếc lưỡi nhỏ để đẩy thức ăn vào hầu. Vậy nên ở loài gà thường có hiện tượng ăn cả sỏi, đá. Sỏi đá giúp tạo ma sát trong ruột giúp chúng nghiền thức ăn, dễ hấp thu và tiêu hóa thức ăn hơn.

2. Tập tính sống của gà trống

Gà trống là loài sống theo bầy đàn, những chú gà trống to khỏe sẽ trở thành người thủ lĩnh của đàn. Con thủ lĩnh sẽ có ưu thế khi chọn bạn tình, nguồn thức ăn. Đôi khi gặp được nguồn thức ăn nhiều thì gà trống sẽ gáy để gọi những con khác trong đàn đến.

tập tính sống của gà trống

Gà trống được xem như một chiếc đồng hồ báo thức cho mọi nhà, sáng sớm đều cất tiếng gáy rất to rất vang. Về tiếng gáy của gà trống cũng có nhiều vấn đề tâm linh liên quan đến nó. Chẳng hạn như một số nhà kiêng kỵ việc gà gáy đêm. Điều này báo hiệu trong nhà đang sắp xảy ra một điềm dữ nào đó, kinh tế gia đình khó khăn.

Tham Khảo Thêm:  Trứng vịt xiêm ấp bao nhiêu ngày thì nở, tại sao trứng nở sớm, nở muộn

gà trống gáy

Đến mùa sinh sản gà trống khi gặp được bạn tình ưng ý sẽ nhảy một điệu nhảy quanh gà mái nhằm thu hút sự chú ý của gà mái. Sau đó nếu gà mái ưng ý thì sẽ tiến hành giao phối bằng cách đạp mái. Sự chuyển giao tinh trùng khác hoàn toàn so với động vật có vú. Gà có một lỗ lưng là nơi phân, trứng và tinh trùng đi vào cơ thể. Tinh trùng được dự trữ trong cơ thể và sẽ liên tục đẻ trứng trong vài tuần tới.

3. Gà trống ăn gì?

Gà trống là loài động vật ăn tạp bao gồm cả động vật và thực vật. Thức ăn chứa nhiều nguồn protein mà gà hay ăn nhất là côn trùng, giun bọ. Ngoài ra con người còn cung cấp thêm lượng canxi từ tôm khô, vỏ ốc,.. Khi cho ăn bạn nên phối hợp giữa chất xơ, tinh bột và chất đạm. Gà trống sẽ tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn so với gà mái.

gà trống ăn gì

Để đường ruột chú gà trống nhà bạn khỏe mạnh thì cần dọn sạch máng ăn, loại bỏ thức ăn tồn dư sau một ngày, không cho gà ăn thức ăn bị ôi thiu nấm mốc. Khi cho ăn nếu có thể thì nên tách riêng từng đàn với độ tuổi, đàn trống, đàn mái. Đặc biệt với những chú gà trống lạ mới đưa về chuồng thì bắt buộc phải cho ăn riêng và tập thích nghi với đàn. Vì con lạ ngoài đàn sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt của cả đàn, bị tranh giành đồ ăn, nước uống.

Tham Khảo Thêm:  Trứng gà ấp bao nhiêu ngày thì nở, 19 20 hay 21 ngày

II. Những lưu ý gì khi chăm sóc gà trống

Để chú gà trống nhà bạn mau lớn, khỏe mạnh thì cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Vệ sinh máng ăn, chậu nước sau mỗi ngày cho ăn.
  • Đảm bảo cân bằng chế độ ăn, có sự kết hợp giữa chất xơ, tinh bột và chất đạm. Luôn phải có nước trong chuồng. Thức ăn và nước uống không bị ôi thiu cặn bẩn.
  • Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát phải có đủ 3 không gian: không gian ăn, không gian ngủ và không gian vui chơi cho đàn gà. Khi mùa đông đến thì chuồng trại nên kín gió, không bị ẩm ướt. Thường xuyên phun thuốc khử khuẩn và rắc vôi bột.
  • Không nên nuôi nhốt quá nhiều chú gà trống trong một đàn. Không những sẽ gây tranh giành đồ ăn mà còn gây nhiều cuộc chiến tranh giành bạn tình.
  • Thường xuyên phòng bệnh cho đàn gà. Phòng các bệnh mà gà thường gặp như giun sán, phân xanh, khô chân. Theo dõi các bệnh dịch xung quanh khu vực từ đó có các biện pháp phòng tránh kịp thời.

luu y khi nuoi ga trong

Trên đây là những chia sẻ để giúp bạn có được chìa khóa vàng chăm sóc được những chú gà trống khỏe mạnh. Để đàn gà mái đẻ được những quả trứng chất lượng thì một chú gà trống là điều không thể thiếu trong đàn. Ngoài ra gà trống còn có ý nghĩa rất lớn trong tâm linh người Việt.

Bài viết nên đọc

  • Cá da trơn là loài gì và những đặc trưng sinh thái
  • Thông tin loài và điểm lại những con thằn lằn cảnh dễ nuôi
  • Cá giọt nước là cá gì? Tại sao chúng được coi là loài xấu nhất thế giới?
  • Những thông tin về loài mèo mướp dễ thương