Nhiệt độ ấp trứng gà bao nhiêu là tốt nhất

Posted by

Nhiệt độ ấp trứng gà đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ nở của gà con. Không chỉ vậy, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến chất lượng con giống, gà bị sát vỏ, không nở được, và gà con bị khèo chân… Đối với việc ấp trứng gà, Máy ấp trứng nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan tới nhiệt độ ấp trứng gà. Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về nhiệt độ thích hợp để ấp trứng gà nhé!

Nhiệt độ ấp trứng gà thích hợp nên để là bao nhiêu?

Trong quá trình ấp trứng gà, hay ấp trứng vịt, ngan ngỗng, bà con thường phải đối diện với các loài khác nhau, cũng như lứa tuổi của con mái là khác nhau. Dưới đây là bảng nhiệt độ ấp trứng gà của một số loài phổ biến, bà con có thể tham khảo để biết được nhiệt độ thích hợp cho từng loại trứng.

Bảng nhiệt độ ấp trứng gà các loại

Lưu ý về nhiệt độ khi ấp trứng đơn kỳ và đa kỳ

Đối với ấp trứng gà đơn kỳ:

  • Trứng vỏ mỏng đặt ở nhiệt độ thấp hơn trứng vỏ dày.
  • Trứng vỏ mỏng thường đặt nhiệt độ ở 37.4 độ (nhiệt độ thực tế dao động trong khoảng 37.2 đến 37.6 độ).
  • Khi trứng sắp nở có thể giảm nhiệt độ xuống còn 37 độ C.
Tham Khảo Thêm:  Gà bị hen khẹc do đâu? Dấu hiệu và cách chữa bệnh hen khẹc ở gà

Đối với ấp trứng gà đa kỳ: Có nguồn nhiệt lắp trên nóc máy thường khay trên cùng có nhiệt độ cao hơn khay bên dưới một chút, vậy trứng vỏ dày ta sếp ở khay trên cùng, trứng vỏ mỏng xếp ở khay dưới cùng.

Lưu ý: Đối với mỗi loài cụ thể, mẻ trứng ấp đầu tiên là quan trọng nhất, bà con cần theo dõi sát sao để quan sát nhiệt độ và tỷ lệ nở. Giả dụ ban đầu đặt nhiệt độ là 37.7 độ C, nếu mẻ gà đầu tiên nở ra thấy đúng ngày, con khỏe mạnh bình thường, tỷ lệ nở tốt thì đó là nhiệt độ phù hợp. Nếu nở sớm, có một số con không nở được, có một số con nở ra khèo mỏ, khèo chân thì nhiệt độ ấp trứng gà hơi cao, có thể giảm xuống khoảng 0.3-0.5 độ. Nếu nở muộn hoặc con nở ra lông ướt nhẹp, rốn to bụng nặng thì là thiếu nhiệt độ, cần tăng thêm 0.3-0.5 độ C. Nếu gà nở đúng ngày, con khỏe mạnh, tuy nhiên có một số con sát lông vào vỏ trứng thì do làm mát trứng trước khi nở, trứng bị khô nên sát lông, mẻ sau cần chú ý trước khi nở đặt khay nước bên trong máy, mỗi ngày làm mát trứng 1 đến 2 lần.

Bà con tham khảo: Cách ấp trứng gà đơn giản

Những ảnh hưởng không tốt khi không cài nhiệt độ ấp trứng gà

  • Nhiệt độ quá cao sẽ khiến gà khi nở bị hở rốn, túi lòng đỏ thường chuyển thành màu xanh lá cây.
  • Nhiệt độ quá thấp khiến gà nở ra bị nặng bụng, ỉa chảy khó phát triển, dễ gặp phải dịch bệnh.
  • Nhiệt độ không chính xác sẽ khiến gà nở không đúng ngày, và dễ bị dị tật hoặc chết trong trứng khi đến ngày nở.
Tham Khảo Thêm:  Chim trĩ Việt Nam – loài chim đặc hữu mang tên GS. Võ Quý

Cách nhận biết trứng sắp nở và trứng gà ấp bị hư

Cách điều chỉnh nhiệt độ ấp trứng gà chính xác

Bà con cũng đã biết ấp trứng gà có 2 phương pháp, phương pháp thủ công và sử dụng máy ấp trứng. Vậy thử điểm qua ưu nhược điểm của 2 phương pháp này.

Ấp trứng gà thủ công: Là cho gà mái mẹ ấp trứng

Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, thời gian công sức

Nhược điểm: Khi cho gà mái mẹ ấp, không ấp được nhiều trứng một lúc, nhiệt độ không được chính xác vì một số gà mẹ rất vụng, có thể làm vỡ trứng, bỏ ổ dẫn đến tỷ lệ nở không được cao. Dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài, cách nhiệt không tốt.

Ấp trứng gà bằng máy ấp trứng:

Ưu điểm: Ấp được nhiều trứng một lúc, nhiệt độ và độ ẩm chính xác, điều chỉnh được, giúp phôi phát triển tốt hơn cho tỷ lệ nở con cao hơn. Giúp bà con tiết kiệm được thời gian và chi phí, giảm thiểu rủi ro tối đa.

Nhược điểm: Giá thành, chi phí cao

Vậy, với những so sánh trên, tôi và bà con có thể kết luận được rằng, ấp trứng bằng máy nhờ cách nhiệt tốt, sẽ không bị phụ thuộc nhiệt độ ngoài môi trường. Lại dễ điều chỉnh theo ý muốn.

Báo giá Máy Ấp Trứng Gà Mini mới nhất hiện nay

Một số kinh nghiệm về ấp trứng gà để bà con tham khảo

Soi trứng

Trong giai đoạn ấp trứng gà từ 7-10 ngày, bà con nên tiến hành soi trứng loại bỏ những phôi kém và không có trống để không gây ảnh hưởng tới trứng đang ấp.

Tham Khảo Thêm:  Heo mang thai bao nhiêu ngày thì đẻ?

Phân loại trứng theo độ dày của vỏ

Gà mái già thường đẻ trứng vỏ dày hơn gà mái non, nên nhiệt độ ấp trứng gà mái già thường cao hơn gà mái non một chút. Sau khi phân loại trứng, chúng ta xếp trứng có độ dày vỏ cùng nhau vào cùng một khay.

Lưu ý khi ấp trứng gà đơn kỳ và ấp trứng gà đa kỳ:

Đối với ấp trứng gà đơn kỳ: Trứng vỏ mỏng đặt ở nhiệt độ thấp hơn trứng vỏ dày.

  • Trứng vỏ dày thường đặt nhiệt độ ấp trứng gà ở 37.6 độ (nhiệt độ thực tế dao động trong khoảng 37.4-37.8 độ).
  • Trứng vỏ mỏng thường đặt nhiệt độ ấp trứng gà ở 37.4 độ (nhiệt độ thực tế dao động trong khoảng 37.2 đến 37.6 độ).
  • Khi trứng sắp nở có thể giảm nhiệt độ ấp trứng gà xuống còn 37 độ C.

Đối với ấp trứng gà đa kỳ: Có nguồn nhiệt lắp trên nóc máy thường khay trên cùng có nhiệt độ cao hơn khay bên dưới một chút, vậy trứng vỏ dày ta sếp ở khay trên cùng, trứng vỏ mỏng xếp ở khay dưới cùng.

Lưu ý: Đối với mỗi loài cụ thể, mẻ trứng ấp đầu tiên là quan trọng nhất, bà con cần theo dõi sát sao để quan sát nhiệt độ và tỷ lệ nở. Giả dụ ban đầu đặt nhiệt độ là 37.7 độ C, nếu mẻ gà đầu tiên nở ra thấy đúng ngày, con khỏe mạnh bình thường, tỷ lệ nở tốt thì đó là nhiệt độ phù hợp. Nếu nở sớm, có một số con không nở được, có một số con nở ra khèo mỏ, khèo chân thì nhiệt độ ấp trứng gà hơi cao, có thể giảm xuống khoảng 0.3-0.5 độ. Nếu là nở muộn hoặc con nở ra lông ướt nhẹp, rốn to bụng nặng thì là thiếu nhiệt độ, cần tăng thêm 0.3-0.5 độ C. Nếu gà nở đúng ngày, con khỏe mạnh, tuy nhiên có một số con sát lông vào vỏ trứng thì do làm mát trứng trước khi nở, trứng bị khô nên sát lông, mẻ sau cần chú ý trước khi nở đặt khay nước bên trong máy, mỗi ngày làm mát trứng 1 đến 2 lần.